Bệnh tay chân miệng thường lây lan nhiều ở trẻ em, vì vậy việc phòng ngừa và chăm sóc cho trẻ ở giai đoạn có dịch bệnh là rất quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu về cách vệ sinh, sát khuẩn quần áo cho trẻ bị tay chân miệng nhé!
Bệnh tay chân miệng là gì? Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan rất mạnh và thường gặp ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh tay chân miệng là vi-rút đường tiêu hóa Enterovirus, gồm hai nhóm thường gặp Coxsackie A16 và Enterovirus 71.
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây từ người này sang người khác. Từ cơ thể người bệnh, vi-rút có thể phát tán ra môi trường bên ngoài qua nước bọt, phân...
Trẻ em dễ mắc bệnh tay chân miệng do thường đưa tay lên miệng sau khi đã tiếp xúc với mầm bệnh, từ đó trẻ nuốt phải vi-rút, ủ bệnh và xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
1 Triệu chứng trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Triệu chứng bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng điển hình của bệnh là sốt, phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay và bàn chân, lở loét ở miệng. Hầu hết, bệnh thường chỉ ở mức độ nhẹ và khỏi hẳn sau 7 - 10 ngày.
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh tay chân miệng là gì? Các triệu chứng thường gặp.
Các triệu chứng điển hình của tay chân miệng trẻ em
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Đa phần trẻ bị mắc tay chân miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên, một số trẻ có xuất hiện dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng nên bố mẹ cần lưu ý để đưa con đến gặp bác sĩ kịp thời:
- Trẻ không bú hoặc uống được như bình thường.
- Trẻ sốt kéo dài hơn 3 ngày.
- Bệnh không đỡ sau 10 ngày.
- Trẻ suy dinh dưỡng.
- Mắc bệnh kèm theo như tiểu đường, bệnh tim bẩm sinh...
- Triệu chứng nặng dần lên.
- Trẻ dưới 6 tháng.
Bố mẹ hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ khi trẻ có các dấu hiệu trên đây
2 Hướng dẫn vệ sinh, sát khuẩn quần áo cho trẻ bị tay chân miệng
Việc vệ sinh và sát khuẩn quần áo, tã lót cho trẻ rất có ý nghĩa trong phòng chống mắc tay chân miệng cho trẻ chưa bị bệnh và giảm sự lây lan tay chân miệng cho cả gia đình khi trẻ đã bị bệnh.
Khi chưa mắc bệnh
Khi giặt đồ cho trẻ, bố mẹ có thể sử dụng nước javel hoặc bột chloramin hòa vào nước để khử khuẩn cho quần áo của trẻ theo hướng dẫn như sau:
- Mỗi ngày 1 lần: 1/2 muỗng cà phê bột chloramin B 25% + 1 lít nước hoặc nước javel 5% thì sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn chai.
- Mỗi tuần 1 lần: 1 muỗng cà phê bột chloramin B 25% + 1 lít nước hoặc nước javel 5% thì sử dụng gấp đôi nồng độ so với hướng dẫn trên nhãn chai.
Ngâm nước javel 5% hoặc bột Chloramin 25% để khử khuẩn cho quần áo
Khi đã mắc bệnh
Khi trẻ đã mắc bệnh thì cần tăng cường việc sát khuẩn cho quần áo, tã lót của trẻ theo công thức: 5 muỗng cà phê bột chloramin B 25% + 1 lít nước hoặc nước javel 5% thì sử dụng gấp 10 lần nồng độ so với hướng dẫn trên nhãn chai.
Ngoài ra, bố mẹ còn phải chú ý vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, sàn nhà... thường để hạn chế tối đa sự tiếp xúc của trẻ đối với tác nhân gây bệnh.
Tăng cường sát khuẩn quần áo và vệ sinh nhà cửa khi trẻ mắc bệnh
3 Cách vệ sinh cho trẻ bị tay chân miệng
Vệ sinh cho trẻ khi bị tay chân miệng đúng cách để giúp trẻ phòng tránh được tình huống bệnh trở nặng hơn do bội nhiễm thêm tác nhân gây bệnh khác.
- Cho trẻ tắm bằng xà phòng sát khuẩn trong phòng kín gió.
- Không nên dùng sữa tắm để tắm cho trẻ vì khả năng sát khuẩn của sữa tắm không mạnh.
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày để tránh bội nhiễm vi khuẩn.
- Cắt móng tay và móng chân cho trẻ sạch sẽ.
- Cho trẻ rửa tay, chân bằng xà phòng nhiều lần trong ngày dưới vòi nước chảy.
Bố mẹ cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày
4 Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Hiện nay, dịch bệnh tay chân miệng đang ngày càng diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ là rất quan trọng, dưới đây là một số biện pháp bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của vi-rút gây bệnh:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy ít nhất 20 giây.
- Sát khuẩn tay bằng nước hoặc gel rửa tay.
- Không cho trẻ tiếp xúc gần với người bị mắc tay chân miệng.
- Hạn chế để trẻ đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng.
- Vệ sinh và khử trùng nhà cửa và đồ chơi của trẻ.
Xem thêm: Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà bạn cần biết.
Hạn chế cho trẻ đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng
Xem thêm:
- Cách phân biệt bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng tại nhà.
- Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi?.
Bố mẹ có thể phòng ngừa và chăm sóc con bị tay chân miệng bằng cách vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của con và ngâm quần áo, tã lót của con vào các dung dịch diệt khuẩn theo hướng dẫn trên.
Bạn đang xem bài viết Cách vệ sinh, sát khuẩn quần áo cho trẻ bị tay chân miệng tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].