Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Cách giảm nồng độ cồn trong máu nhanh nhất và lưu ý khi uống

Nồng độ cồn trong máu cao sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương, gây ra những tác động xấu tới sức khỏe và hành vi. Làm cách nào để giảm nồng độ cồn trong máu một cách nhanh nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1 Nồng độ cồn trong máu là gì?

Nồng độ cồn trong máu (BAC) là tỷ lệ phần trăm cồn (cồn ethyl hoặc ethanol) có trong máu. Ví dụ, BAC ở mức 0,1% nghĩa là có 0,1ml rượu trong 100ml máu. 

Nồng độ cồn trong máu thường được sử dụng để đánh giá mức độ tác động của cồn đối với hệ thần kinh và cơ thể. Đơn vị đo thông thường được sử dụng là mg/ml (miligam trên mililit), ví dụ 50mg/100ml (có 50mg cồn trong 100ml máu).

Nồng độ cồn trong máu (BAC) là tỷ lệ phần trăm cồn có trong máu

Nồng độ cồn trong máu (BAC) là tỷ lệ phần trăm cồn có trong máu

2 Nồng độ cồn trong máu cho phép là bao nhiêu? 

Tại Việt Nam, căn cứ theo "Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia" nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Như vậy có thể hiểu, theo quy định của pháp luật thì không có giới hạn nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông. Có nghĩa là khi đo nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nếu phát hiện có cồn đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tại Việt Nam, người điều khiển xe sẽ bị xử phạt hành chính nếu phát hiện cồn trong máu

Tại Việt Nam, người điều khiển xe sẽ bị xử phạt hành chính nếu phát hiện cồn trong máu

3 Ảnh hưởng của các mức nồng độ cồn đối với sức khỏe

Nồng độ cồn trong máu ở các mức khác nhau sẽ gây ra những hậu quả khác nhau đối với sức khỏe và chức năng của cơ thể, cụ thể như sau:

Nồng độ cồn trong máu (BAC)

Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần
0,01 - 0,03% Tác động nhẹ đến trạng thái tinh thần nhưng không có biểu hiện rõ ràng. 
0,04 - 0,06% Làm ấm cơ thể và tạo cảm giác thư giãn tinh thần, tuy nhiên có thể làm suy giảm nhẹ khả năng ghi nhớ, lý luận.
0,07 - 0,09% Giảm thị lực, khả năng kiểm soát lời nói và hành vi cũng suy giảm nhẹ, khó giữ thăng bằng cơ thể.
0,10 - 0,12% Suy giảm đáng kể khả năng phối hợp vận động và mất khả năng phán đoán. Lời nói có thể bị ngắt quãng, lắp bắp.
0,13 - 0,15% Suy giảm nghiêm trọng khả năng điều khiển vận động và không thể giữ thăng bằng cơ thể. Hoa mắt, chóng mặt và xuất hiện trạng thái lo lắng, bồn chồn. 
0,16 - 0,20% Tinh thần chuyển sang trạng thái ưu sầu, phiền muộn. Bắt đầu biểu hiện nôn mửa, đi đứng lảo đảo, lời nói và hành vi mất kiểm soát.
0,25 - 0,30% Ngộ độc rượu, rối loạn tâm thần, buồn nôn và nôn, cần người hỗ trợ đi lại.
0,35 - 0,40% Mất ý thức và có thể rơi vào trạng thái hôn mê.
0,40% trở lên Hôn mê và có nguy cơ tử vong cao do suy hô hấp.

Nồng độ cồn trong máu càng cao càng gây ra các vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe

Nồng độ cồn trong máu càng cao càng gây ra các vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe

4 Cách giảm nồng độ cồn trong máu 

Cách tốt nhất để làm giảm nồng độ cồn trong máu là thời gian. Trung bình, BAC sẽ giảm 0,015 mỗi giờ trong điều kiện bạn không dung nạp thêm rượu. Có nghĩa là, nếu BAC của bạn ở mức 0,10 thì sẽ mất khoảng 6,5 giờ để BAC bằng 0.  

Các mẹo được giới thiệu ngay sau đây sẽ chỉ hỗ trợ giúp bạn một phần để làm giảm nồng độ cồn trong máu:

Uống nước

90% lượng cồn vào cơ thể được chuyển hóa ở gan và chỉ có 2 - 5% lượng cồn được bài tiết qua nước tiểu. Do đó, quan niệm uống nhiều nước để đào thải cồn qua nước tiểu là không đúng.

Tuy nhiên, cồn lại dễ dàng phân phối vào các mô khắp cơ thể. Việc uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng nồng độ cồn trong các mô và hạn chế các tác động có hại của cồn.

Ngoài ra, cồn còn có tác dụng lợi tiểu nên việc bù nước sẽ giúp chống lại tình trạng mất nước do cồn gây ra tại máu, não, tim và cơ.

Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng nồng độ cồn trong các mô

Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng nồng độ cồn trong các mô

Uống cà phê

Nhiều người cho rằng uống cà phê (cafein) sẽ làm mất tác dụng của cồn. Thực chất cafein có thể giúp bạn thoát khỏi cơn buồn ngủ nhưng không có khả năng làm thay đổi hay hạn chế việc cồn làm suy giảm khả năng kiểm soát nhận thức và hành vi của bạn.

Uống cà phê sau khi uống rượu thực sự có thể đánh lừa người lái xe nghĩ rằng họ có thể lái xe an toàn trong khi thực tế họ vẫn còn quá say. 

Cà phê giúp bạn thoát khỏi cơn buồn ngủ nhưng không làm giảm nồng độ cồn

Cà phê giúp bạn thoát khỏi cơn buồn ngủ nhưng không làm giảm nồng độ cồn

Ăn thực phẩm giàu probiotic và rau xanh

Ăn uống nhiều thực phẩm giàu men vi sinh như trà kombucha, sữa chua từ nấm kefir, dưa cải muối hoặc các loại rau xanh và trái cây sẽ hỗ trợ quá trình trao đổi chất của gan, tăng cường chức năng gan, thúc đẩy quá trình xử lý và đào thải rượu ra khỏi cơ thể. 

Ăn nhiều rau xanh cũng giúp loại bỏ chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày và hạn chế tối đa các vấn đề sức khỏe khác.

Ăn nhiều thực phẩm giàu men vi sinh như kombucha giúp giảm nồng độ cồn trong máu

Ăn nhiều thực phẩm giàu men vi sinh như kombucha giúp giảm nồng độ cồn trong máu

Ngủ

Lợi ích thực chất của giấc ngủ đối với việc làm giảm nồng độ cồn trong máu là cơ thể có đủ thời gian để gan chuyển hóa hết lượng cồn bạn đã uống mà không xảy ra các hành vi mất kiểm soát khi bạn say. 

Nếu bạn uống 4 lít bia hoặc 4 ly rượu vang lớn, có thể phải mất tới 14 giờ để đào thải hoàn toàn rượu ra khỏi cơ thể. BAC của một người sẽ không giảm nhanh hơn chỉ vì họ đã ngủ trong khoảng thời gian này!

Ngủ là cách tốt nhất để cơ thể có thời gian đào thải hết rượu ra ngoài

Ngủ là cách tốt nhất để cơ thể có thời gian đào thải hết rượu ra ngoài

Tập thể dục nhẹ

Ngoài cơ chế đào thải qua gan và nước tiểu, một lượng nhỏ rượu cũng được bài tiết qua mồ hôi và hơi thở, mặc dù quá trình này diễn ra chậm hơn nhiều. Tập thể dục khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi và sẽ giúp loại bỏ rượu.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý uống đủ nước khi tập thể dục để tránh tình trạng mất nước gây tác dụng ngược. Ngoài ra, tập thể dục thể giúp đánh thức cơ thể và giúp một người say rượu tỉnh táo hơn.

Tập thể dục sẽ giúp người say cảm thấy tỉnh táo hơn

Tập thể dục sẽ giúp người say cảm thấy tỉnh táo hơn

5 Một số lời khuyên khi uống bia rượu

Uống có kiểm soát

Bạn nên kiểm soát lượng rượu khi uống, không uống quá nhanh hoặc quá nhiều cùng một lúc. Bạn cần duy trì nồng độ cồn trong máu (BAC) dưới 0,05 (không uống quá 340 - 680ml bia) để hạn chế những tác động tiêu cực đến sức khỏe và hành vi của bạn.

Bạn không nên uống quá nhanh hoặc quá nhiều rượu bia cùng một lúc

Bạn không nên uống quá nhanh hoặc quá nhiều rượu bia cùng một lúc

Hạn chế uống rượu bia tối đa

Theo hướng dẫn từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nam giới không nên uống quá 2 đơn vị cồn trong một ngày và phụ nữ không nên uống quá 1 đơn vị cồn. Một đơn vị cồn tương đương với khoảng 14g cồn tinh khiết hoặc một ly bia 340 ml có nồng độ cồn trung bình khoảng 5%.

Tuy nhiên, khi uống rượu bia vẫn tiềm ẩn các tác hại khác, do đó, bạn nên hạn chế tối đa hoặc không sử dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Tốt nhất bạn không nên uống rượu bia để tự bảo vệ sức khỏe của mình

Tốt nhất bạn không nên uống rượu bia để tự bảo vệ sức khỏe của mình

Không lái xe khi uống bia rượu

Rượu bia là các chất kích thích hệ thần kinh trung ương gây ra những tác động nghiêm trọng khi bạn tham gia giao thông như:

  • Suy giảm thị lực.
  • Gây buồn ngủ.
  • Mất cảm giác.
  • Mất kiểm soát hành vi.
  • Mất khả năng phối hợp vận động.
  • Giảm sự tập trung và khó tiếp nhận thông tin.
  • Phản ứng chậm khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
  • Kích thích sự tự tin dẫn đến việc chấp nhận rủi ro.

Ngoài ra, khi sử dụng rượu bia khi tham gia thông sẽ tăng nguy cơ tai nạn cho bản thân và người khác, đồng thời nếu bị kiểm tra nồng độ cồn, bạn sẽ bị phạt hành chính. Do đó, nếu bạn có ý định lái xe, lựa chọn an toàn nhất là không uống rượu.

Nếu bạn có ý định lái xe, lựa chọn an toàn nhất là không uống rượu

Nếu bạn có ý định lái xe, lựa chọn an toàn nhất là không uống rượu

Xem thêm:

  • Ngộ độc rượu bia - Triệu chứng, cách phòng ngừa và lưu ý khi ngộ độc
  • Uống rượu bia bao lâu hết nồng độ cồn? Cách giải rượu bia hiệu quả

Bài viết trên đã đề cập đến một số cách làm giảm nồng độ cồn trong máu một cách nhanh nhất, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Tốt nhất, bạn nên hạn chế uống rượu để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính