Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Cách chữa mồ hôi tay chân bằng lá lốt đơn giản, hiệu quả

Ra mồ hôi tay chân là triệu chứng gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hiện nay có rất nhiều biện pháp chữa mồ hôi tay chân, trong đó giải pháp đơn giản là chữa mồ hôi tay chân bằng lá lốt.

Lá lốt là cây gì?

Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot L., thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) là loại cây thân thảo, mọc bò từng bụi, từng đám, có chiều cao trung bình từ 40 - 50cm 

Lá lốt là lá đơn, mọc so le, có dạng hình tim, gồm 5 - 7 gân chính tỏa ra từ cuống lá. Cuống lá có gốc bẹ ôm lấy thân. Mặt trên của lá có màu xanh bóng. Cụm hoa dạng hoa đơn mọc ở nách lá, có màu trắng, lâu tàn và quả thường là quả mọng có hạt bên trong.

Cây thường mọc hoang và cũng được trồng phổ biến ở Việt Nam, nhất là những nơi ẩm ướt. Có thể thu hái quanh năm,bộ phận dùng là toàn cây.

Lá lốt có các tác dụng như kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, chữa đau bụng, đau nhức xương khớp, điều trị mụn nhọt, chảy mồ hôi. 

Ngoài công dụng làm nguyên liệu chế biến món ăn, lá lốt còn giúp lọc và đào thải chất độc rất hiệu quả do vị nồng đặc trưng, hơi cay, có tính nóng và thơm. Tuy nhiên, bạn cần phải phân biệt được lá lốt với lá trầu không, hồ tiêu và trầu rừng khi thu hái.

Lá lốt được xem là thảo dược để chữa chứng ra mồ hôi tay chân

Lá lốt được xem là thảo dược để chữa chứng ra mồ hôi tay chân

1 Nấu nước lá lốt uống

Tính ấm và hạ khí của lá lốt sẽ giúp chữa mồ hôi từ bên trong, từ đó giúp kiểm soát được lượng mồ hôi tiết ra. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau: 

  • Lấy một nắm lá lốt thái nhỏ và đem đi sao vàng hạ thổ.
  • Tiếp tục cho vào nồi sắc khoảng chừng 15 phút. Lưu ý nước không được quá đặc cũng không được quá loãng.

Mỗi ngày uống một ấm thuốc và sử dụng liên tục trong vòng 7 ngày. Sau đó ngừng uống trong vòng 4 - 5 ngày và tiếp tục duy trì uống thêm 1 tuần nữa cho đến khi bạn không còn cảm thấy khó chịu vì chứng ra mồ hôi tay chân.

Sao vàng hạ thổ là phương pháp chế biến dược liệu gồm 2 công đoạn nhằm giảm bớt tình hàn và độc tính của dược liệu, đồng thời góp phần làm giảm mùi vị khó chịu của thuốc:

  • Sao vàng: phương pháp cho dược liệu lên chảo rang (sao) cho đến khi dược liệu chuyển sang màu vàng và có mùi thơm, thực hiện từ 10 - 20 phút.
  • Hạ thổ: quá trình sau khi sao vàng, thực hiện bằng cách úp thuốc xuống nền đất đã quét sạch, đôi khi có thể chôn dược liệu đã sao xuống dưới đất. 

Uống nước lá lốt là cách để chữa chứng mồ hôi từ bên trong

Uống nước lá lốt là cách để chữa chứng mồ hôi từ bên trong

2 Ngâm tay, chân với nước lá lốt

Bạn có thể chữa chứng ra mồ hôi bằng cách ngâm tay, chân với nước lá lốt và đó cũng là cách giúp bạn thư giãn sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi.

Trong quá trình đun nước sôi, tinh dầu và alkaloid trong lá lốt sẽ được tiết ra. Ngâm chân với nước lá lốt sẽ giúp bạn tăng cường lưu thông khí huyết, ngoài ra nó còn giúp làm giảm đau nhức chân đối với những người thường xuyên đi lại. Bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Cho 30g lá lốt tươi vào 1 lít nước, đun sôi.
  • Sau đó cho thêm một chút muối.
  • Bạn để nước nguội dần, còn hơi ấm thì ngâm tay, chân vào ngâm trong 5 - 7 phút.

Kiên trì thực hiện vào mỗi tối trước khi đi ngủ và ngâm liên tục trong 10 - 15 ngày, bạn sẽ thấy được hiệu quả mà nước lá lốt mang lại. 

Ngâm tay, chân bằng nước lá lốt cũng là cách giúp bạn thư giãn, hỗ trợ lưu thông máu

Ngâm tay, chân bằng nước lá lốt cũng là cách giúp bạn thư giãn, hỗ trợ lưu thông máu

3 Lưu ý khi dùng lá lốt

Liều dùng khuyến nghị

Lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không có tác dụng chữa dứt điểm tình trạng ra mồ hôi tay chân. Tuy là dược liệu từ thiên nhiên, nhưng bạn không thể tùy thích sử dụng mà mỗi ngày bạn chỉ nên dùng từ 5 - 10g lá phơi khô hoặc 15 - 30g đối với dược liệu tươi. 

Đối với người bệnh chỉ nên dùng một lượng vừa đủ, trung bình chỉ nên dùng từ 50 - 100g. Vì nếu dùng nhiều có thể gây ra những tác dụng phụ làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải…

Lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể chữa dứt điểm bệnh

Lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể chữa dứt điểm bệnh

Đối tượng không nên dùng

  • Bệnh nhân đang mắc bệnh táo bón, nhiệt miệng, nóng trong người nên thận trọng khi ăn hoặc uống nhiều lá lốt do lá lốt có tính ấm, vị cay dễ khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
  • Phụ nữ mang thai có thể ăn hoặc uống lá lốt nhưng nên hạn chế ăn sống và ăn nhiều. Vì phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng đặc biệt cần quan tâm, tốt nhất khi muốn dùng gì thì nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ. 
  • Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng lá lốt vì có thể gây ra tình trạng mất sữa hoặc làm sữa bị loãng, không đủ dưỡng chất cho em bé. 

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng lá lốt

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng lá lốt

Xem thêm:

  • Các bài thuốc trị bệnh từ tỏi đen
  • Chữa mề đay bằng liệu pháp dân gian
  • Chữa hôi miệng triệt để bằng nguyên liệu tự nhiên

Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin về lá lốt cho bạn, cũng như là hai cách chữa bệnh mồ hôi tay chân bằng lá lốt tại nhà cực đơn giản và hiệu quả. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính