Các nước xử phạt hành vi lái xe sau khi uống rượu bia như thế nào?

Việc lái xe sau khi uống rượu bia đang bị người dân phản đối và dấy lên một làn sóng kêu gọi uống rượu bia có trách nhiệm. Vậy trên thế giới các nước phạt tội này như thế nào?

Các nước xử phạt hành vi lái xe sau khi uống rượu bia như thế nào? 0

Lái xe mà uống rượu bia tại Việt Nam thì sẽ bị xử phạt ra sao? 

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông, nhằm loại trừ nguy hiểm cho chính người uống rượu, bia cũng như những người tham gia giao thông khác.

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ 1/8/2016 quy định các mức phạt liên quan đến hành vi điều khiển xe khi lái xe đã uống rượu, bia cụ thể như sau:

Đối với người lái xe máy

Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở.

Phạt tiền 3-4 triệu đồng đối với điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở, hoặc người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-5 tháng tùy từng trường hợp.

Các nước xử phạt hành vi lái xe sau khi uống rượu bia như thế nào? 1

Đối với người lái xe hơi

Phạt tiền 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 7-8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 16-18 triệu đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-6 tháng tùy từng trường hợp.

Thêm nữa, Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác, gây thiệt hại cho người khác thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Tuấn Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính