Các bệnh dịch dễ gặp mùa mưa lũ và cách phòng tránh

Người dân vùng mưa lũ, ngập lụt phải đối mặt với cuộc sống tạm bợ, thiếu nước sạch nên rất dễ phát sinh và lây lan các bệnh dịch truyền nhiễm. Làm cách nào để phòng tránh?

Nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Các bệnh dễ mắc phải trong và sau mùa mưa lũ gồm:

- Các bệnh về da: Sau khi ngâm trong nước bẩn lâu ngày, chức năng rào cản của da bị phá hủy, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn lợi dụng dễ gây ra các bệnh về da như: mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông…

- Bệnh đường tiêu hoá: Người dân sống trong vùng mưa lũ nếu ăn phải thực phẩm không sạch hoặc uống nước bị ô nhiễm có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như: đau bụng, nôn mửa, kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả…

- Các bệnh về mắt: đau mắt đỏ, đau mắt hột

- Bệnh viêm đường hô hấp: Cảm cúm, cảm lạnh

- Bệnh sốt xuất huyết

- Bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn…

Nấm chân tay, nước ăn chân là những bệnh người dân vùng mưa lũ, ngập lụt dễ mắc phải. Ảnh minh họa

Nấm chân tay, nước ăn chân là những bệnh người dân vùng mưa lũ, ngập lụt dễ mắc phải. Ảnh minh họa

Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm có thể lan nhanh trong mùa mưa lũ, Cục  Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần chú ý:

- Đảm bảo ăn chín, uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thường xuyên vệ sinh thân thể, rửa tay bằng xà phòng, đi ngủ nằm màn.

- Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.

- Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

- Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn…

- Khi có biểu hiện bất thường như đau bụng, sốt, buồn nôn, mắt đỏ, ho... người dân nên khám và điều trị tại cơ sở y tế gần nhất.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính