Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Các bài thuốc Đông y giúp chữa đau bụng kinh tại nhà hiệu quả

Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến ở nữ giới xảy ra trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị thì các bài thuốc Đông y cũng rất được ưa chuộng bởi tính an toàn và hiệu quả. Hãy cùng khám phá những bài thuốc chữa đau bụng kinh qua bài viết sau nhé!

1 Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là những cơn đau nhói hoặc chuột rút ở phần bụng dưới của nữ giới, gây ra sự khó chịu trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh có thể xảy ra trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt và hầu hết sẽ giảm dần sau khoảng 2-3 ngày.

Đau bụng kinh thường xuất hiện lần đầu tiên sau 2-3 năm kể từ khi nữ giới có kinh nguyệt. Càng lớn tuổi mức độ đau bụng kinh sẽ giảm dần và có thể biến mất hoàn toàn sau khi nữ giới sinh con đầu lòng.

Đau bụng kinh từ nhẹ đến trung bình được cho là bình thường và mức độ đau sẽ khác nhau ở mỗi người. Một số người bị đau dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như giảm hiệu suất làm việc.

Ngoài ra, các tình trạng như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung cũng có thể gây ra chứng đau bụng kinh. Đối với tình trạng này thì điều trị nguyên nhân là chìa khóa để giảm đau.

Đau bụng kinh là những cơn đau nhói hoặc chuột rút ở phần bụng dưới của nữ giới, gây ra sự khó chịu trong suốt chu kỳ kinh nguyệt

Đau bụng kinh là những cơn đau nhói hoặc chuột rút ở phần bụng dưới của nữ giới, gây ra sự khó chịu trong suốt chu kỳ kinh nguyệt

2 Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Đau bụng kinh xảy ra do tử cung co bóp nhằm giúp đẩy lớp niêm mạc (gồm máu và mô) ra ngoài âm đạo. Quá trình này được điều khiển bởi một chất hóa học tên là Prostaglandin.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ Prostaglandin càng cao đồng nghĩa với việc tử cung co bóp mạnh hơn, tạo ra những cơn đau khiến bạn khó chịu. Nồng độ Prostaglandin bắt đầu tăng ngay trước kỳ kinh nguyệt và có xu hướng giảm dần trong kỳ kinh. Do đó, đa số các trường hợp đau bụng kinh sẽ cải thiện dần sau khi kỳ kinh bắt đầu.

Ngoài ra, các cơn co bóp tử cung mạnh có thể chèn ép vào các mạch máu gần đó và nhanh chóng cắt đứt oxy vận chuyển đến tử cung. Điều này cũng góp phần tạo ra cơn đau bụng kinh.

Bên cạnh đó, một số yếu tố sau cũng có thể khiến bạn có nguy cơ đau bụng kinh cao hơn:

  • Nữ giới dưới 30 tuổi.
  • Nữ giới dậy thì sớm (ở hoặc trước tuổi 11).
  • Chảy máu nhiều trong kỳ kinh (Rong kinh).
  • Lượng máu kinh nguyệt không đều.
  • Tiền sử gia đình bị đau bụng kinh.

Tuy nhiên đau bụng kinh cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý như:

  • Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng mô lót tử cung phát triển bên ngoài tử cung, phổ biến nhất là trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc mô lót xương chậu..
  • U xơ tử cung.
  • Bệnh adenomyosis: Các mô lót tử cung bắt đầu phát triển thành cơ.
  • Viêm vùng chậu: Một bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản nữ thường do vi khuẩn lây qua đường tình dục gây ra và có thể lây lan sang các cơ quan sinh sản khác.
  • Hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung ở một số nữ giới quá nhỏ khiến dòng chảy kinh nguyệt bị cản trở, gây ra sự gia tăng áp lực trong tử cung và dẫn đến cơn đau.

Đau bụng kinh xảy ra do tử cung co bóp nhằm giúp đẩy lớp niêm mạc ra ngoài âm đạo

Đau bụng kinh xảy ra do tử cung co bóp nhằm giúp đẩy lớp niêm mạc ra ngoài âm đạo

3 Dấu hiệu của đau bụng kinh

Trong hầu hết các trường hợp, đau bụng kinh bắt đầu từ 24- 48 giờ trước khi có kinh và giảm dần trong vòng 48 giờ sau khi có kinh. Bạn có thể dễ dàng nhận biết đau bụng kinh nhờ những triệu chứng sau:

  • Đau nhức, đau nhói hoặc đau dữ dội ở vùng bụng.
  • Đau ở hông, lưng dưới và đùi trong.
  • Các triệu chứng khác như: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu và phân lỏng.

Một số triệu chứng đau bụng kinh như: đau nhức, đau nhói, đau dữ dội,...

Một số triệu chứng đau bụng kinh như: đau nhức, đau nhói, đau dữ dội,...

4 Một số bài thuốc Đông y chữa đau bụng kinh

Lưu ý rằng trước khi sử dụng bất kì loại thảo dược hoặc dược liệu nào khác để chữa trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ y học cổ truyền. Đồng thời, tìm hiểu về cách sử dụng các loại dược liệu và liều lượng cụ thể để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Bài thuốc chữa đau bụng kinh số 1

  • Nguyên liệu: Hồng hoa, tô mộc, đào nhân, ngưu tất, mần tưới, nghệ vàng, nước, rượu.
  • Cách làm: Sao các vị thuốc trên đều nhau. Sau đó đem sắc cùng ½ nước, ½ rượu đến sôi vài lần.
  • Cách dùng: Lấy nước uống.

Bài thuốc chữa đau bụng kinh số 2

  • Nguyên liệu: 40g củ gấu chế, 20g ích mẫu, 16g ngải cứu, 30g cỏ roi ngựa, 8g gừng khô, 8g quế tâm.
  • Cách làm: Đem sắc tất cả các vị thuốc trên.
  • Cách dùng: Lấy nước uống.

Bài thuốc chữa đau bụng kinh số 3

  • Nguyên liệu: 12g đảng sâm, 12g bạch truật, 12g phục linh, 8g chích thảo đẹ đương quy, 5g xuyên khung, 4g thục địa, bạch thược.
  • Cách làm: Đem sắc tất cả các vị thuốc trên.
  • Cách dùng: Lấy nước uống.

Bài thuốc chữa đau bụng kinh số 4

  • Nguyên liệu: 40g củ gấu chế, 20g ô dược sao, 16g chỉ xác sao, 30g thanh bì ăn sao, 20g dái nghệ vàng sao.
  • Cách làm: Đem sắc tất cả các vị thuốc trên.
  • Cách dùng: Lấy nước uống.

Bài thuốc chữa đau bụng kinh số 5

  • Nguyên liệu: 40g củ gấu chế, 20g ích mẫu, 16g ngải cứu, 30g mần tưới, 30g cỏ roi ngựa, 20g nghệ xanh.
  • Cách làm: Đem sắc tất cả các vị thuốc trên.
  • Cách dùng: Lấy nước uống.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị bạn nên kiên trì sử dụng với những bài thuốc chữa đau bụng kinh trên sẽ giúp điều hoà khí huyết, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị bạn nên kiên trì sử dụng với những bài thuốc chữa đau bụng kinh

Để đảm bảo hiệu quả điều trị bạn nên kiên trì sử dụng với những bài thuốc chữa đau bụng kinh

5 Một số món ăn hỗ trợ giảm đau bụng kinh

Bên cạnh sử dụng bài thuốc chữa đau bụng kinh bạn cũng có thể kết hợp một số vị thuốc cùng với thực phẩm hằng ngày để tạo ra món ăn không những thơm ngon mà còn hỗ trợ giảm đau bụng kinh:

Món ăn thứ 1

  • Nguyên liệu: 100g thịt lợn nạc, 100g ngải cứu, 30g gừng.
  • Cách làm: Sơ chế các nguyên liệu bằng cách rửa sạch. Thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị. Ngải cứu thái nhỏ. Gừng giã nhỏ rồi cho vào nước và lọc lấy khoảng 200ml nước gừng. Sau đó bắc nồi lên bếp và đổi nước gừng vào đun đến khi sôi thì cho thịt lợn và ngải cứu vào khuấy đều. Đợi đến khi thịt lợn chín thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Ăn trực tiếp. Không chỉ có tác dụng chữa đau bụng kinh hiệu quả, món ăn này còn giúp điều hòa kinh nguyệt.

Món ăn thứ 2

  • Nguyên liệu: 2 quả trứng gà, 20g lá ngải cứu loại bánh tẻ, 15g gừng tươi.
  • Cách làm: Đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu sau đó thái nhỏ ngải cứu, đập dập gừng tươi. Chuẩn bị một nồi chứa 300ml nước rồi cho tất cả nguyên liệu vào nồi, luộc cho trứng chín, bóc vỏ trứng. Sau đó lại cho trứng (đã lột vỏ) vào đun tiếp với nước thuốc.
  • Cách dùng: Ăn trứng liền 3-5 ngày trước kỳ kinh, mỗi ngày 1 lần.

Món ăn thứ 3

  • Nguyên liệu: 1 con gà ác (khoảng 500g), 3g trần bì, 3g gừng tươi, 6g hạt tiêu, gia vị bếp.
  • Cách làm: Gà ác làm sạch, lọc bỏ nội tạng và ướp gia vị vừa ăn. Sau đó cho trần bì, gừng, hạt tiêu vào bụng gà đem hầm nhừ.
  • Cách dùng: Ăn thịt gà và uống nước canh trong 2-3 ngày trước kỳ kinh, ngày ăn 1 lần.

Món ăn thứ 4

  • Nguyên liệu: 100g thịt lợn nạc, 100g ích mẫu, 50g đậu tương.
  • Cách làm: Băm nhỏ thịt lợn và ướp gia vị. Ích mẫu thái nhỏ. Đậu tương đem ngâm nước nóng khoảng 2 tiếng. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào chảo xào với dầu thực vật.
  • Cách dùng: Ăn liền 5 ngày trước kỳ kinh từ 5-7 ngày, mỗi ngày ăn 1 lần.

Món ăn thứ 5

  • Nguyên liệu: 500g thịt dê, 90g đương quy, 150g gừng tươi.
  • Cách làm: Sơ chế các nguyên liệu bằng cách rửa sạch. Thịt dê thái miếng, đương quy, gừng tươi thái lát. Sau đó cho tất cả vào nồi cùng với nước vừa đủ, đun đến sôi thì vặn nhỏ lửa đến khi thịt dê chín nhừ thì dừng lại. Cuối cùng nêm gia vị vừa miệng.
  • Cách dùng: Ăn thịt và uống nước hầm liên tiếp 3 ngày trước kỳ kinh, mỗi ngày 1 lần.

Món ăn thứ 6

  • Nguyên liệu: 30g đường đỏ, 15g gừng.
  • Cách làm: Đem rửa sạch gừng và giã nhỏ rồi cho vào nồi đun sôi với 200ml nước. Sau đó cho thêm đường đỏ vào đun tiếp đến khi đường tan chảy hết thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Uống liên tục trong 2 ngày trước kỳ kinh, mỗi ngày uống 3 lần.

Món ăn thứ 7

  • Nguyên liệu: 10g đại táo, 30g gừng tươi.
  • Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu sau đó cho vào nồi đun sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Uống nước trước kỳ kinh 3 ngày có tác dụng hành khí hoạt huyết hóa ứ, chữa đau bụng kinh do lạnh rất hiệu quả.

Một số món ăn không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có thể hỗ trợ chữa đau bụng kinh

Một số món ăn không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có thể hỗ trợ chữa đau bụng kinh

6 Cách giúp bạn thoải mái hơn khi đến kỳ kinh nguyệt

Cơn đau bụng kinh khiến nữ giới cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như giảm hiệu suất công việc, học tập. Do vậy, ngoài sử dụng những phương pháp chữa đau bụng kinh đã nêu trên, bạn có thể thực hiện một số cách sau để thoải mái hơn khi đến kỳ kinh nguyệt:

  • Uống trà gừng ấm.
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ (khoai tây chiên, gà rán, pizza,...), khó tiêu để tránh bị đầy bụng, chướng bụng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh như: Paracetamol hay Aspirin.
  • Ăn hoặc uống canh rau ngải cứu.
  • Chườm ấm vùng bụng dưới.
  • Massage bụng.
  • Nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái.

Uống một cốc trà gừng ấm có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu trong kỳ kinh nguyệt

Uống một cốc trà gừng ấm có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu trong kỳ kinh nguyệt

 Xem thêm:

  • Những lợi ích của ích mẫu đối với sức khỏe phụ nữ
  • Đau bụng kinh uống gì? 12 thực phẩm uống giảm đau bụng kinh hiệu quả
  • Tô mộc có tác dụng gì? 6 bài thuốc trị bệnh từ cây tô mộc

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về các bài thuốc Đông y giúp chữa đau bụng kinh tại nhà hiệu quả. Nếu bạn thấy những thông tin này hữu ích thì hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân của mình nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính