Anh N.V.H, 40 tuổi, Đông Anh, Hà Nội cho biết, một năm trước ở lòng bàn chân xuất hiện 1- 2 nốt sần. Anh nghĩ do đi lại nhiều nên da bị chai, nhưng những nốt này ngày càng to ra và xuất hiện thêm nốt mới.
Gần đây, đã có đến gần 100 nốt sần bị tổn thương, vợ và 2 con của anh H. cũng xuất hiện những tổn thương tương tự ở lòng bàn chân, bàn tay như anh, khiến việc đi lại đau đớn, khó chịu.
Khi đi khám, chân của anh H cùng vợ và 2 con đã bị mụn cóc do virus human papilloma gây ra (hay còn gọi là mụn cơm, hạt cơm).
Sau 2 tuần bác sĩ chỉ định điều trị bằng công nghệ laser CO2, công nghệ xịt nitơ lỏng, đồng thời sử dụng kháng sinh chống nhiễm trùng, các tổn thương hạt cơm lòng ban tay và chân đã sạch hoàn toàn, không xuất hiện thêm các tổn thương mới trong tất cả các thành viên trong gia đình.
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là một dạng tăng sinh bất thường của da. Mụn hạt cơm là một khối u xấu xí, sần sùi, nhiều khi mụn nổi giống như một bông súp lơ ở nhiều vị trí khác nhau. Mụn có màu trắng, to nhỏ khác nhau nhưng thường có kích thước tương đương với hột cơm (vì vậy còn được gọi với cái tên hạt cơm).
Tác nhân gây bệnh là do virus HPV - Human Papilloma Virus, thuộc loại Papova Virus có ADN. Hiện nay có hơn 60 chủng HPV khác nhau, trong đó các type thường gặp là 6 và 11. Đôi khi vẫn gặp các virus thuộc type 16, 18, 31, 33 và 35 gây ra các chứng rối loạn sinh sản, mụn sinh dục (sùi mào gà) hay ung thư tử cung. Các type này thường được tìm thấy trong các tế bào biểu mô tăng sinh hay khối u trên da bị nhiễm.
Virus đi vào cơ thể thông qua các vết trầy xước hoặc các tổn thương trên da. Sau đó phát triển và gây kích ứng các tế bào biểu mô bề mặt làm tăng sinh, hình thành hạt cơm.
Phân loại
Virus HPV gây bệnh trên nhiều vị trí khác nhau của cơ thể do đó có rất nhiều loại mụn cóc khác nhau. Tuy nhiên, một số loại sau đây là dạng thường gặp nhất dựa vào hình dạng và khu vực nổi mụn:
- Hạt cơm thông thường (common warts): là những khối u xấu xí, màu đen hoặc xám, sần sùi mọc trên các ngón tay, bàn tay, cẳng tay hay bàn chân, ngón chân, quanh móng. Mụn xuất hiện thường do virus xâm nhập qua các vết xước khi cắn, cắt, làm móng. Có nhiều kích thước khác nhau đối với hạt cơm thông thường. Có loại chỉ có kích thước 1 - 2mm, cũng có loại lên đến vài chục mm.
- Hạt cơm phẳng (plane warts): là các khối u có kích thước khá nhỏ, tối đa chỉ khoảng 5mm, nhẵn hơn so với các loại mụn cóc dạng khác. Dạng này có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Nam giới sẽ xuất hiện mụn phẳng nhiều ở quanh vị trí mọc râu, nữ sẽ thấy ở bàn chân còn trẻ em thì mụn nổi ở mặt. Dạng này có khả năng lây lan khá nhanh sang các vùng da lân cận. Nhiều trường hợp mụn nổi chi chít ở bàn tay và bàn chân, có lúc tạo thành một hàng dài các nốt mụn chống lên nhau, gọi là hiện tượng Koebner.
- Hạt cơm lòng bàn chân (verruca): là trường hợp mụn nổi ở lòng bàn chân hay gót chân khiến cho việc đi lại vô cùng khó khăn. Mụn rất dễ bị vỡ do chịu áp lực chèn ép của chân với mặt nền, gây đau mỗi khi di chuyển.
- Hạt cơm sinh dục (genital warts): là các nốt mụn nổi ở bộ phận sinh dục, hậu môn. Mụn cóc sinh dục hay còn được gọi quen thuộc mà nhiều người vẫn hay gọi là bệnh sùi mào gà - một trong số những bệnh xã hội phổ biến có tốc độ lây nhiễm cao hiện nay. Bệnh có khả năng lây lan nhanh qua quan hệ tình dục, tiếp xúc với dịch tiết hoặc vùng da bị nhiễm bệnh. Đối với trẻ sơ sinh có thể lây truyền trong quá trình sinh đẻ.
Các cách điều trị mụn cóc tại nhà
Thông thường, mụn cóc có thời gian ủ bệnh là từ 1 - 3 tháng, sau đó bắt đầu thấy mụn nổi trên các vị trí khác nhau. Có khoảng 70% trường hợp triệu chứng sẽ tự mất sau 2 năm mà không cần phải điều trị. Một số mẹo điều trị mụn tại nhà đơn giản bạn có thể tham khảo như sau:
Sử dụng tỏi
Thành phần chính có trong tỏi là allicin có tính kháng khuẩn và chống nấm cực kỳ tốt. Dân gian lợi dụng khả năng này của tỏi để lột bỏ các nốt mụn hạt cơm. Mỗi ngày, bạn chỉ việc giã nát tỏi rồi lấy nước cốt thoa lên các nốt mụn khoảng 2 đến 3 giờ, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Kiên trì một thời gian, bạn sẽ dần thấy hiệu quả rõ rệt.
Vỏ chuối xanh
Ít ai nghĩ đến vỏ chuối lại có công dụng trị được các mụn hạt cơm. Tuy nhiên, lột vỏ chuối xanh rồi chà xát mặt trong lên các nốt mụn sau khi đã rửa sạch vị trí nổi mụn. Giữ nguyên nhựa chuối sau khi thực hiện chà xát. Thực hiện 2 lần/ ngày, sau vài tuần, mụn sẽ dần dần biến mất.
Đắp lá tía tô
Lá tía tô sau khi giã nát thì đắp lên các nốt mụn, dùng vải mềm quấn hoặc gạc để cố định. Tốt nhất bạn nên đắp vào buổi tối trước khi để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc dính nước cốt, xê dịch chỗ đắp khi di chuyển và thời gian đắp được lâu. Đắp liên tục vài tuần, mụn sẽ dần teo lại rồi tự bong ra.
Tuy nhiên, các biện pháp dân gian điều trị mụn cóc tại nhà cần phải có độ kiên trì cao và chưa phải là phương pháp chính thống. Vẫn có nhiều trường hợp không cho thấy hiệu quả. Trong trường hợp mụn tái phát hay mụn nổi nhiều, dày đặc ở các vị trí khác nhau thì cần phải gặp bác sĩ để được điều trị tận gốc.Khi đó bạn cần phải gặp bác sĩ để được kê toa thuốc hoặc sử dụng các thủ thuật khác để điều trị tận gốc.
Tuy nhiên,
Bạn đang xem bài viết Cả nhà lây nhau mọc chi chít mụn cơm chỉ vì thường xuyên làm chung một việc này tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].