Theo UNICEFF, cộng hòa dân chủ Công gô đã phát hiện 9 trường hợp mắc bệnh Ebola, trong đó có 5 người tử vong và có 1 cô gái 15 tuổi. Nước này phát hiện các ca bệnh Ebola từ 18/5 đến 30/5 nhưng mới được thông báo hôm qua.
Được biết, 4 người khác đã nhiễm virus khi tiếp xúc với người chết, trong đó có con của bệnh nhân đã tử vong, đang được điều trị cách ly tại bệnh viện Wangata ở Mbandaka.
Ngày hôm qua (1/6), Tổng giám đốc tổ chức y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết 6 ca mắc mới được phát hiện ở Mbandaka, phía Tây Bắc tỉnh Equateur. Đây là đợt bùng phát dịch Ebola lần thứ 11 kể từ khi phát hiện bệnh dịch. Năm 2018, Công gô ghi nhận với khoảng 3.406 ca mắc và 2.243 người tử vong.
Ebola là một loại virus nguy hiểm chết người, thường được lây qua dịch cơ thể và có tỉ lệ tử vong là từ 25 - 90%. Nó có thời gian ủ bệnh là 21 ngày, và 21 ngày qua, Công gô không ghi nhận ca mắc mới. Nhưng WHO khuyến cáo nên đợi 42 ngày để chắc chắn dịch bệnh được dập tắt.
Dịch Ebola bùng nổ mạnh mẽ nhất là khoảng 2014 - 2016 ở các nước như Liberia, Siera và Guinea với hơn 28.000 người nhiễm và 11.000 người chết.
WHO cho biết: "Thông báo được đưa ra khi miền đông nước Công gô đang trải qua một đợt dịch khó khăn và phức tạp. Nước này cũng đang phải chiến đấu với dịch sởi và COVID-19."
Được biết Cộng hòa dân chủ Công gô có khoảng 3.195 ca mắc COVID-19, 72 người chết. Còn dịch sởi ở nước này cũng đã tấn công 370.000 người và gây tử vong khoảng 6.779 kể từ năm 2019.
Ebola được xem là bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra và nó có thể gây nhiễm trùng rất nặng. Các triệu chứng bao gồm sốt đột ngột, suy yếu cơ thể, đau họng, đau cơ, tiêu chảy, nôn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phát ban và xuất huyết, đi ngoài phân đen, ho ra máu, chảy máu âm đạo, chảy máu chân răng.
(Theo CNN)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Bùng phát bệnh Ebola giữa đại dịch COVID-19 tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].