Bôi dầu gió vào 2 vị trí trước này khi đi ngủ: cơ thể nhận về loạt lợi ích bất ngờ, nghe xong ai cũng muốn thử ngay

Dầu gió giúp cơ thể chúng ta thực hiện các hoạt động bảo trì mà chính chúng ta ngạc nhiên.

Dầu gió mang lại lợi ích gì?

Trong Đông y, dầu gió có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng, giảm phù nề, làm cho tinh thần sảng khoái, gây mát và tê tại chỗ... Do đó, được các gia đình sử dụng trong rất nhiều tình huống, có mặt trong tủ thuốc của mọi nhà.

Phòng tránh đột quỵ nhiệt

Vào những ngày trời nắng nóng, những người phải làm việc ngoài trời, thường xuyên cảm thấy có nguy cơ bị sốc nhiệt, đột quỵ nhiệt. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ sự trợ giúp và bảo vệ của dầu gió.

Dầu gió có tác dụng phòng ngừa đột quỵ nhiệt rất hiệu quả. Trước khi bạn có kế hoạch đi ra ngoài trời nắng, bạn có thể bôi chút dầu gió lên phần nhân trung (điểm giao giữa mũi và môi), không chỉ có tác dụng làm bạn tỉnh táo, mà còn có thể phòng ngừa nếu chẳng may xuất hiện triệu chứng sốc nhiệt.

Phòng chống muỗi

Nhiều người chỉ dùng dầu gió với mục đích bôi vào nốt muỗi đã đốt mà chưa biết cách dùng để phòng chống muỗi.

Có một cách phòng muỗi đốt bạn nên thử ngay, đó là khi tắm với nước ấm nhiệt độ khoảng 36-37 độ C, nhỏ một vài giọt dầu gió vào nước rồi tắm, không chỉ có mùi dễ chịu mà còn có tác dụng đuổi muỗi tốt.

Cũng theo các chuyên gia, dù là sản phẩm không kê đơn nhưng dầu vẫn là thuốc. Thành phần của dầu gió là tinh dầu và các chất chiết xuất từ tinh dầu như: tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, quế, tràm, long não, hương nhu, thông, menthol.

Bên cạnh đó, nơi nào trong nhà bạn là "cửa ngõ" để muỗi bay vào phòng thì cũng nên nhỏ vài giọt dầu gió vào đó để "chắn đường", muỗi sẽ không dám bay qua vùng có mùi tinh dầu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhỏ vài giọt dầu gió vào cánh quạt điện, khi bật quạt gió sẽ thổi ra mùi tinh dầu, hạn chế muỗi đốt.

Chữa đau họng

Khi bị đau họng, giọng khàn, cổ họng ngứa ngáy khó chịu, lại chưa đến mức phải đi khám bác sĩ, thì giọt dầu gió có thể giúp ích cho bạn.

Ngay khi bắt đầu cảm thấy ngứa họng rát cổ, cần bôi dầu gió và dùng bàn tay xoa nhẹ cho đến khi cổ nóng lên. Làm như vậy sau 1-2 tiếng sẽ thấy cổ dịu lại, bớt ngứa, bớt ho.

Khử mùi

Nhiều người dùng nước hoa xịt vào giày để khử mùi. Trên thực tế, dầu gió còn có tác dụng tốt hơn thế nhiều mà lại ít tốn kém.

Khi tháo giày cất vào tủ, tiện tay nhỏ 1 giọt dầu gió vào lót giày, để qua đêm là cách giúp bạn "hô biến" đôi giày hôi trở thành giày thơm mùi tinh dầu rất dễ chịu, mát mẻ. Không những thế, giày có mùi tinh dầu gió có thể giúp bạn có một cảm giác nhẹ nhàng thoải mái khi đi chúng cả ngày.

2 vị trí bôi dầu gió trước khi đi ngủ

Mang lại rất nhiều lợi ích, bơi dầu gió trước khi đi ngủ được chỉ rõ giúp nâng cao sức khỏe rất đáng áp dụng. Sau đây là 2 cách bạn có thể tận dụng ngay:

Bôi dầu gió vào lòng bàn chân

Lòng bàn chân được xem là ‘trái tim thứ hai’, điều đó khẳng định tính quan trong của bộ phận này. Buổi tối trước khi đi ngủ, đặc biệt vào thời điểm trời lạnh, bạn có thể bôi một vài giọt dầu gió vào lòng bàn chân. Cách này có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn. Với những người dễ bị mất ngủ, hiệu quả có thể cảm nhận thấy rõ ràng hơn.

Bôi dầu gió vào lòng bàn chân trước khi đi ngủ.

Bôi dầu gió vào lòng bàn chân trước khi đi ngủ.

Việc luôn luôn giữ cho "đầu mát chân ấm" cũng là nguyên tắc quan trọng để giữ gìn sức khỏe từ trước đến nay. Và cuối cùng, dầu gió làm ấm cơ thể, giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh thời tiết như ho, cảm cúm một cách hiệu quả.

Do đó, thói quen xoa bóp bàn chân đúng cách bằng dầu gió trước đi ngủ có thể giúp bạn cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, từ đó hỗ trợ giấc ngủ, giữ ấm cơ thể, phòng bệnh, đặc biệt nên tận dụng khi có cơ hội. Việc xoa bóp bàn chân đúng cách, 15 phút trước khi ngủ vừa giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu lại còn lưu thông khí huyết. Từ đó, hỗ trợ chữa đau đầu, đau nửa đầu, hạ huyết áp...

Bôi dầu gió vào rốn rồi đi ngủ

Ít ai ngờ đến những công dụng của việc bôi dầu gió và rốn. Rốn là nơi chứa khá nhiều cao quan liên quan. Rốn rất mỏng manh, do đó nếu không chú ý chăm sóc và vệ sinh, cũng như không thay đổi thói quen ăn uống thì sẽ gây hại cho các cơ quan nội tạng bên trong.

Y học cổ truyền Trung Quốc khuyên nhỏ 1 giọt dầu gió vào rốn mỗi tối để có thể cải thiện hiệu quả sức khỏe đường tiêu hóa. Hơn nữa, dầu gió giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, đả thông kinh mạch, làm ấm cơ thể, từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Khi gặp gió lạnh, trong cơ thể tích tụ hàn khí gây ra các triệu chứng đau mỏi, nhiễm lạnh, phụ nữ bị lạnh tử cung, lạnh phần phụ đều có thể bôi dầu gió để cải thiện tình hình.

Ngoài ra, bôi dầu gió vào rốn làm ấm cơ thể, giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh thời tiết như ho, cảm cúm một cách hiệu quả. Khi bạn có các triệu chứng đau đớn trong cơ thể như viêm do nhiệt, đau bụng, đau phần mềm, nhức mỏi, bạn có thể bôi vào rốn để làm ấm bụng, giảm đau bụng.

Lưu ý quan trọng khi bôi dầu gió vào cơ thể

- Thận trọng cho trẻ nhỏ, tránh lạm dụng sử dụng dầu gió cho trẻ nhỏ có thể khiến trẻ bị ngừng tim, ngừng hô hấp, dẫn đến trẻ tử vong.

- Không uống: Dầu gió chỉ được dùng ngoài da, không được uống và bôi lên vết thương hở. Bởi tác dụng phụ của methyl salicylat là gây xung huyết da. Nếu bạn hít dầu thường xuyên có thể gây rách màng nhầy ở mũi, họng, gây tổn thương hệ hô hấp.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính