Bức ảnh được tài khoản Tây Balo đăng tải với dòng trạng thái: "4h sáng tại bệnh viện, mình đưa bà chị đi đẻ thì gặp cảnh này. Đứa nhỏ chắc tầm 3-4 tuổi gì đó nằm lên người bố ngủ ngon lành, chắc mẹ cũng sinh em bé nên 2 cha con nằm ngoài hành lang ôm nhau ngủ không chiếu không chăn nhìn mà thương quá."
Chỉ sau 1 tiếng đồng hồ, bức ảnh bố ôm con đã thu hút hơn 5.000 lượt thích và chia sẻ.
Hình ảnh hai bố con ăn mặc đơn giản, nằm ngay trên nền đất lạnh của bệnh viện gây ấn tượng. Đứa con được ông bố ôm nằm trên người cho ấm, có lẽ là đang chờ mẹ trong phòng sinh.
Bức ảnh ngay lập tức nhận được những bình luận sẻ chia đồng cảm với hai bố con:
"Nhìn thương quá, chiếu không có mà kê, chăn mỏng không có mà đắp, chắc lạnh lắm''.
"Có ai từng ghé qua bệnh viện Nhi Đồng 2 chưa, nhiều bé bệnh hiểm nghèo gia đình đưa vào nhưng không tiền bạc bỏ mấy bé lại. Ngày ngày uống sữa, tã, tắm rửa, người xung quanh thương tình giúp không ấy. Nhìn cảnh này tự nhiên nhớ tới mấy em ấy...".
''Hồi mình đi sinh còn gặp mấy đứa nhỏ dân tộc thiểu số còn tội hơn nữa cơ. Mẹ sinh nhiều quá, mấy đứa không có áo quần đầy đủ, nhìn tội lắm. Mới sinh mà không có được đồ sơ sinh để mang cho con bé sau sinh đâu, cứ để trần quấn cái khăn, cái tã với 1 cái khăn mỏng thôi! Xót lắm''.
''Không hiểu sao nhìn bức ảnh này mình lại cảm thấy ấm áp trong lòng. Chẳng phải người cha ấy đã yêu con theo cách rất riêng, và cũng rất chân thành với vợ sao? Trong khi chồng người khác còn mải việc đâu đâu, anh này chỉ tập trung chăm con lớn và loanh quanh ở hành lang đợi vợ sinh con nhỏ thôi, vậy là quan tâm vợ hơn nhiều người chồng khác rồi".
"Cứ vô bệnh viện nhìn các hoàn cảnh bi đát mới thấy cuộc sống mình quá may mắn."
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng nếu gia đình kinh tế hạn hẹp thì không nên sinh nhiều con để có thể đảm bảo chất lượng cuộc sống cho con.
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Bố ôm con nằm co ro ngủ trên sàn hành lang đợi mẹ đi sinh gây xúc động mạnh tại chuyên mục Mẹ và Bé của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].