Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Biotin có giúp giảm rụng tóc không? Mất bao lâu để phát huy tác dụng

Biotin phổ biến trên thị trường trong điều trị rụng tóc. Nó được coi là “thần dược” đối với những người rụng tóc nhiều, hói tóc. Tuy nhiên, việc bổ sung biotin có thực sự hiệu quả trong việc điều trị rụng tóc hay không? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Biotin là gì? Vai trò của biotin với cơ thể

Biotin (vitamin B7) là một trong 8 loại vitamin nhóm B, tan trong nước và chỉ được hấp thu từ chế độ ăn uống. Biotin là nhân tố hỗ trợ enzyme carboxylase tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose và acid béo.

Một số vai trò của biotin với cơ thể bao gồm:

  • Hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
  • Cải thiện độ chắc khỏe của tóc, móng.
  • Hạ đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường.
  • Duy trì làn da khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đa xơ cứng.

Biotin là một trong 8 loại vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng

Biotin là một trong 8 loại vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng

Biotin có thật sự giúp giảm rụng tóc không?

Có nhiều nghiên cứu cho thấy biotin ngăn ngừa rụng tóc. Tuy nhiên, bổ sung biotin chỉ giúp kích thích mọc tóc, ngăn rụng tóc ở những người thiếu hụt dưỡng chất này.

Trong một nghiên cứu, có 38% phụ nữ bị rụng tóc do thiếu hụt biotin. Trong số những người này có 11% có tiền sử thiếu các yếu tố nguy cơ như viêm ruột hoặc sử dụng thuốc kháng sinh. Mặc dù nghiên cứu này không đánh giá tác dụng của biotin trong việc ngăn ngừa rụng tóc, nhưng nó nhưng nó đã chứng minh mối liên hệ giữa việc rụng tóc và nồng độ biotin là quá ít.

Các nguyên nhân khác gây rụng tóc bao gồm:

  • Rụng tóc nội tiết tố androgen còn được gọi là chứng hói đầu ở nữ giới.
  • Sụt cân nhanh.
  • Thiếu hụt dưỡng chất khác như sắt, kẽm hoặc protein.
  • Một số bệnh nội tiết như rối loạn tuyến giáp.

Do có nhiều yếu tố đóng vai trò trong quá trình làm tóc rụng nhiều và mỏng hơn, việc bổ sung biotin mà không xác định được nguyên nhân có thể làm gián đoạn đến các phương pháp điều trị phù hợp trong những trường hợp không phải do thiếu hụt biotin. 

Thậm chí trong những trường hợp thiếu hụt biotin, việc bổ sung dưỡng chất này có thể không giúp ngăn ngừa rụng tóc.

Trong một nghiên cứu, 22 bệnh nhân có nồng độ biotin thấp, bị rụng tóc sau phẫu thuật cắt dạ dày đã được kê đơn thực phẩm bổ sung biotin. Sau 3 tháng, 5 bệnh nhân cho biết tình trạng rụng tóc giảm đáng kể, 14 người báo cáo ít thay đổi và 3 người báo cáo tình trạng này không thuyên giảm. Điều đó cho thấy rằng cũng có những yếu tố khác ảnh hưởng đến tình trạng rụng tóc và cách ngăn ngừa nó.

Biotin chỉ giúp ngăn rụng tóc ở những người thiếu hụt dưỡng chất này

Biotin chỉ giúp ngăn rụng tóc ở những người thiếu hụt dưỡng chất này

Mất bao lâu để Biotin phát huy tác dụng trên tóc?

Mặc dù nhiều người thấy rằng tình trạng rụng tóc được cải thiện sau 1 tháng sử dụng biotin, nhưng thực tế phải mất 3 - 6 tháng tình trạng này mới được cải thiện. Lý do bởi vì mỗi tháng tóc chỉ dài thêm hơn 1cm, những sợi tóc mới mọc cần thời gian để thay thế sợi tóc đã rụng trước đó.

Để biotin thực sự phát huy tác dụng trên tóc, bạn cần sử dụng nó đều đặn trong ít nhất 3 tháng. Tác dụng của biotin trên tóc sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Bổ sung biotin liên tục 3 - 6 tháng mới giúp tình trạng rụng tóc cải thiện

Bổ sung biotin liên tục 3 - 6 tháng mới giúp tình trạng rụng tóc cải thiện

Lượng biotin khuyến cáo hàng ngày

Theo Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ, lượng biotin được khuyến nghị bổ sung là 30mcg/ngày đối với người trưởng thành, 35mcg/ngày với phụ nữ mang thai. Nếu bạn đang trong tình trạng rụng tóc, bác sĩ có thể kê các thực phẩm bổ sung biotin hoặc khuyến khích chế độ ăn giàu biotin với liều lượng lến tới 3mg/ngày.

Bạn có thể sử dụng thực phẩm bổ sung biotin nếu đang trong tình trạng rụng tóc

Bạn có thể sử dụng thực phẩm bổ sung biotin nếu đang trong tình trạng rụng tóc

Tác hại của việc thiếu hụt biotin

Một số tác hại của việc thiếu hụt biotin bao gồm:

  • Da mẩn đỏ, khô, tróc vảy, đặc biệt là da mặt.
  • Tóc rụng nhiều, dễ gãy.
  • Mệt mỏi.
  • Mất ngủ.
  • Ăn không ngon.
  • Buồn nôn.
  • Trầm cảm.
  • Nóng rát hoặc châm chích ở tay, chân.
  • Đau cơ.
  • Đau bụng.
  • Khóe miệng có vết nứt.
  • Co giật.
  • Vận động khó khăn.

Thiếu hụt biotin có thể gây mệt mỏi

Thiếu hụt biotin có thể gây mệt mỏi

Gợi ý các cách giảm rụng tóc

Rụng tóc không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Do đó, dưới đây là một số cách giúp giảm rụng tóc bạn có thể tham khảo:

  • Bổ sung thêm chất đạm: Thiếu chất đạm có thể khiến tóc mọc ít và thưa hơn. Bạn nên bổ sung 40 - 60g protein mỗi ngày, bằng dạng uống hoặc thực phẩm như các loại đậu, trứng, sữa chua Hy Lạp.
  • Uống vitamin: Thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D, sắt, kẽm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc.
  • Áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải: Những thành phần chính trong chế độ ăn này bao gồm chất đạm, rau và trái cây có thể ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ phát triển của tóc.
  • Sử dụng thuốc trị rụng tóc không kê đơn: Một số loại dung dịch hoặc dầu gội có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc như minoxidil được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt ở nồng độ 5%.
  • Liệu pháp laser cường độ thấp: Liệu pháp này giúp giảm tình trạng viêm da và kích thích sự phát triển của tóc.
  • Chăm sóc da đầu tốt: Tránh sử dụng các dụng cụ làm nóng, nhuộm và tẩy tóc. Bên cạnh đó, gội đầu thường xuyên, buộc tóc nhẹ cũng giúp cho tóc khỏe hơn.

Bổ sung một số loại vitamin giúp kích thích mọc tóc

Bổ sung một số loại vitamin giúp kích thích mọc tóc

Xem thêm:

  • Cách gội đầu bằng bồ kết tại nhà giúp trị rụng tóc, nhanh dài nàng nên biết
  • 12 thực phẩm giúp tóc mọc nhanh, chắc khỏe bạn không nên bỏ qua
  • 9 cách trị rụng tóc tại nhà từ những thói quen đơn giản, hiệu quả

Biotin giảm rụng tóc nếu được sử dụng đúng phương pháp, đúng liều lượng. Hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè để mọi người cùng tìm hiểu về biotin nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính