Bị đau khi đi tiểu là gì?
Tình trạng đau khi đi tiểu hay còn biết đến với tên gọi là tiểu buốt (khó tiểu) là cảm giác khó chịu, rát, nóng buốt khi đi tiểu, bệnh nhân thường cảm thấy trong ống dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang hoặc các khu vực xung quanh bộ phận sinh dục.
Nhìn chung, các thuật ngữ liên quan đến bệnh tiểu buốt, bị đau khi đi tiểu đề đề cập đến những đau đớn, khó chịu khi đi tiểu. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần lưu ý đái buốt không tương đồng với tình trạng đái rắt mặc dù đái rắt cũng gây ra đau buốt.
Bị đau khi đi tiểu thường gặp ở những đối tượng nào?
Bị đau khi đi tiểu thường gặp ở mọi đối tượng ngay cả nam và nữ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh dễ gặp hơn ở các chị em, bệnh thường đi kèm với hiện tượng tiểu sót. Ngoài ra, các đối tượng như: Phụ nữ mang thai, phụ nữ mới sinh con, người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến bàng quang thường có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này.
Bị đau khi đi tiểu thường gặp nhiều ở nữ giới
Bị đau khi đi tiểu là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo Tây Y, bị đau khi đi tiểu là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, cụ thể:
Với nam giới, bị đau khi đi tiểu có thể là do viêm nhiễm hệ thống sinh sản, đường tiết niệu...
+ Viêm niệu đạo: Việc bị viêm, nhiễm khuẩn niệu đạo sẽ gây ra cảm giác đau đớn khi đi tiểu. Thậm chí, một số bệnh nhân có thể xuất hiện kèm mủ.
+ Viêm bàng quang: Bệnh viêm bàng quang chủ yếu do nhiễm khuẩn. Bệnh gây tình trạng đau khi đi tiểu, mót tiểu và đi tiểu rắt. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến viêm thận hay viêm đường tiết niệu. Nguy hiểm hơn là viêm đài bể thận gây tổn thương thận vĩnh viễn.
+ Viêm tuyến tiền liệt: Thông thường, bệnh viêm tuyến tiền liệt thường xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên. Bệnh có các triệu chứng như: Đi tiểu nhiều lần, bị đau khi đi tiểu hoặc đau cả vùng bụng dưới, đau lưng, đau tinh hoàn và xuất tinh sớm.
+ Viêm thận: Viêm thận chủ yếu do nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang lên, bệnh làm suy giảm chức năng thận thậm chí có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Biểu hiện cụ thể nhất của bệnh là đi tiểu đau, tiểu buốt.
Với nữ giới, bị đau khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của các bệnh lí sau:
+ Viêm đường tiết niệu: Người mắc viêm đường tiết niệu thường xuyên đi tiểu, bệnh gây ra cảm giác đau buốt mỗi lần đi tiểu, nặng hơn là cảm giác như có kim châm giữa mỗi lần đi.
+ Viêm bàng quang: Bệnh xuất hiện chủ yếu là do vi khuẩn gây nên, bệnh dễ gặp ở chị em thường xuyên bị stress hoặc khả năng miễn dịch kém. Biểu hiện chính của bệnh là đau buốt vùng kín khi đi tiểu và đi tiểu rắt.
+ Viêm âm đạo: Bị đau khi đi tiểu cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải căn bệnh viêm âm đạo.
Phương pháp điều trị chứng bị đau khi đi tiểu
Bị đau khi đi tiểu nên ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước
- Người bệnh nên bổ sung đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày. Tuyệt đối không uống quá nhiều hoặc quá ít bởi nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang.
- Không nên nhịn tiểu quá lâu
- Bổ sung đầy đủ vitamin C từ rau xanh và các loại trái cây
- Tăng cường bổ sung nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vào bữa ăn hàng ngày
- Có thể dùng thêm một số loại thảo dược lợi tiểu
- Nên bổ sung tinh dầu cá
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc và vệ sinh vùng kín tránh vệ sinh sai cách gây viêm nhiễm
Xem thêm:
H.GBạn đang xem bài viết Bị đau khi đi tiểu là dấu hiệu của bệnh gì, chữa trị như thế nào? tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].