Chó cắn là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Điều này không chỉ gây sợ hãi, đau đớn, mất thẩm mỹ mà có thể dẫn đến bệnh dại rất nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Cùng tìm hiểu xem bị chó cắn nên làm gì qua bài viết dưới đây nhé!
1 Phân loại mức độ các vết chó cắn
Chó cắn có thể với rất nhiều trạng thái khác nhau. Một số trường hợp những chú chó chỉ chạm nhẹ vào người bạn để thể hiện cảm xúc. Ngược lại, nhiều chú chó có thể cắn và tạo ra vết thương của chúng ta lại đem đến nhiều hậu quả.
Do đó, các chuyên gia đã phân loại mức độ của vết chó cắn nhằm đưa ra phương pháp xử trí phù hợp nhất với từng trường hợp. Theo phân độ, có 6 mức độ các vết chó cắn khác nhau:
- Độ 1: chú chó chỉ nhe răng đe dọa và chưa tiếp xúc với da.
- Độ 2: răng của chú chó mới chạm ở bên ngoài và không nhìn thấy vết cắn trên bề mặt da (chưa rách da, chưa chảy máu).
- Độ 3: có từ 1 - 4 vết cắn nông theo kiểu xây xát do răng chú chó trượt bên ngoài da.
- Độ 4: có từ 1 - 4 vết cắn sâu, nhìn thấy mỡ, cơ dưới da.
- Độ 5: có nhiều hơn 4 vết cắn sâu dưới da.
- Độ 6: người bệnh tử vong do chó cắn.
Vết cắn nông trên da được xếp vào vết cắn độ 2
2 Sơ cứu khi bị chó cắn chảy máu
Với chó cắn mức độ 1 và 2 thì bạn không cần quá lo lắng do cơ thể chưa có vết thương do răng của chú chó để lại. Tuy nhiên, từ vết cắn độ 3 trở lên thì bạn cần tiến hành sơ cứu theo các bước dưới đây:
- Rửa sạch vết thương: theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng ngay khi bị chó cắn, bạn cần phải vệ sinh vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước sạch 15 phút để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước bọt của con chó. Sau đó, sát trùng vết thương bằng bằng dung dịch sát khuẩn như cồn hay povidine. Lưu ý thao tác cần phải nhẹ nhàng tránh làm vết thương lan rộng thêm.
- Cầm máu: đối với các vết thương còn chảy máu, bạn cần dùng khăn sạch hoặc băng gạc ấn chặt xuống dưới để cầm máu.
- Băng bó: với những vết thương nhỏ, bạn có thể tiến hành băng bó tại nhà. Bạn cần lưu ý băng bó ở mức độ vừa phải, không nên quá chặt để đảm bảo tuần hoàn máu ở phía dưới chỗ băng. Lưu ý băng bó vết thương sau khi làm sạch và đã cầm máu.
- Đến trung tâm y tế gần nhất: sau khi đã xử lý ban đầu vết thương hoặc vết thương lớn, chảy máu liên tục, nhất là gần vùng đầu mặt cổ thì bạn nên cầm máu và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
- Tiêm vắc xin: tại trung tâm y tế, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng vết cắn, hoàn cảnh bị chó cắn để tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh dại và uốn ván cho người bệnh.
- Theo dõi các triệu chứng: khi trở về nhà, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và cả chú chó gây ra vết cắn cho bạn. Hãy đến gặp bác sĩ sớm nếu con chó phát bệnh và chết sau vài ngày hoặc vết thương sưng nề, chảy dịch mủ ra ngoài.
Bạn nên rửa sạch vết thương ngay sau khi bị chó cắn
3 Cơ sở y tế/bệnh viện uy tín
Chó cắn người có thể đem đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, ngay sau khi sơ cứu ban đầu, người bệnh bắt buộc phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Một số địa chỉ uy tín bạn có thể tham khảo gồm:
- Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh…
- Hà Nội: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân đội Trung ương 108…
4 Bị chó cắn nguy hiểm như thế nào?
Bị chó cắn không những gây đau đớn, sợ hãi cho người bệnh mà có thể đem đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Một số biến chứng phổ biến bao gồm:
- Bệnh dại: là bệnh do virus có trong nước bọt của chó bị bệnh xâm nhập qua vết cắn gây ra. Virus dại làm tổn thương hệ thần kinh trung ương nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, khi phát bệnh dại thì tỷ lệ tử vong của bệnh nhân gần như là 100%.
- Uốn ván: nếu bề mặt vết cắn bẩn do dính bùn đất chứa vi khuẩn uốn ván. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn uốn ván có thể làm co cứng các cơ toàn thân, đặc biệt là cơ hô hấp làm bệnh nhân không thở được và có thể tử vong.
- Nhiễm trùng vết cắn: thường do các vi khuẩn ngoài da như tụ cầu gây ra. Tình trạng nhiễm trùng thường nặng nề hơn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc đái tháo đường và có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết nếu không được điều trị đúng cách.
- Tổn thương cơ bắp, thần kinh: xảy ra khi vết chó cắn làm đứt gân cơ bắp khiến người bệnh mất vận động hay phù nề, đứt thần kinh làm giảm cảm giác.
Bệnh dại là một biến chứng rất nguy hiểm sau khi bị chó cắn
5 Nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó cắn
Bệnh dại là bệnh lý rất nguy hiểm đối với người bị chó cắn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị chó cắn cũng chuyển thành bệnh dại. Do đó, khi bị chó cắn bạn cần đánh giá các yếu tố nguy cơ bị bệnh dại dưới đây:
- Chó cắn bạn là chó hoang.
- Chó không được tiêm vắc xin phòng dại.
- Con chó tự nhiên lao ra cắn bạn.
- Chó có những biểu hiện lạ, hung hăng.
- Con chó mắt đỏ ngầu, sùi bọt mép, chảy nước dãi hoặc tử vong trong 10 - 15 ngày sau khi cắn người.
Vết chó cắn sâu và nhiều có thể là một yếu tố nguy cơ của bệnh dại
6 Tiêm vắc xin phòng dại khi bị chó cắn
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa bệnh dại hiệu quả. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định tiêm ngay vắc xin hoặc tiến hành theo dõi trước khi tiêm.
Trường hợp cần tiêm phòng vắc xin
Các trường hợp cần tiêm ngay vắc xin phòng bệnh dại bao gồm:
- Vết cắn quá sâu, quá nhiều.
- Các vết cắn ở vị trí nguy hiểm như đầu mặt cổ và bộ phận sinh dục.
- Chó cắn bạn là chó hoang, không thể tiến hành theo dõi diễn biến sau đó.
- Bạn đang sống trong vùng có dịch dại.
- Vết cắn có biểu hiện nhiễm trùng như sưng đau, tấy đỏ, chảy dịch mủ hoặc nổi hạch bạch huyết lân cận…
Người bệnh nên tiêm phòng vắc xin dại nếu có những yếu tố nguy cơ
Trường hợp cần theo dõi thêm
Các trường hợp có thể theo dõi thêm trước khi tiêm vắc xin dại bao gồm:
- Vết cắn độ 2, 3 và nằm xa các vùng nguy hiểm.
- Chó đã được tiêm phòng dại.
- Có thể theo dõi được tình trạng của con chó. Nếu sau 10 - 15 ngày thấy chó có biểu hiện bệnh thì cần đi tiêm vắc xin phòng dại ngay.
- Người bệnh đến gặp bác sĩ muộn sau khi bị cắn khiến việc đánh giá ban đầu gặp khó khăn và làm mất hiệu quả của vắc xin.
Bạn có thể theo dõi sau khi chó được tiêm phòng bệnh cắn
Xem thêm:
- Nhận biết dấu hiệu bệnh dại theo từng giai đoạn bệnh
- Bị chó cắn nên làm gì? Cách xử lý vết thương khi bị chó cắn
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về các sơ cứu ban đầu khi bị chó cắn. Hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tiêm phòng vắc xin kịp thời nhằm phòng tránh bệnh dại nguy hiểm sau khi bị chó cắn nhé!
Bạn đang xem bài viết Bị chó cắn nên làm gì? Hướng dẫn cách sơ cứu chó cắn đúng cách tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].