Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết đã triển khai 5 phòng mổ trang thiết bị hiện đại về phẫu thuật thần kinh hướng tới đáp ứng đủ tiêu chuẩn của thế giới, điều trị cho bệnh nhân hiệu quả hơn và sẽ thực hiện nhận học viên các nước châu Á sang đào tạo.
Các phòng mổ được đầu tư hàng triệu đô la Mỹ, có trang thiết bị hiện đại nhất trên thế giới để thực hiện phẫu thuật thần kinh, tuỷ sống.
PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đánh giá nhờ có sự hỗ trợ của 5 phòng mổ đặc biệt này, nhiều ca bệnh lý phức tạp được điều trị thành công.
“Chiều 14/1, chúng tôi cùng 2 giáo sư người Nhật, người Mỹ thực hiện ca phẫu thuật dị dạng mạch não hiếm gặp Moyamoya. Cô gái này bị dị dạng mạch não nhìn như tẩu thuốc, bị cả 2 bên. Bệnh nhân từng được mổ 2 lần khác nhau nhưng sau mổ bị yếu nhẹ nửa người, nhiều khi không cử động được ngón tay linh hoạt.
Chúng tôi cùng các chuyên gia nước ngoài đã chẩn đoán nối mạch ngoài não vào trong não với đường mạch bé bằng đũa xe đạp, dùng chỉ nối bằng 1/10 sợi tóc.
Với trường hợp này, để chẩn đoán cần có siêu âm doppler mạch. Còn nếu không có kỹ thuật hiện đại, các bác sĩ phẫu thuật rồi đóng lại, sau đó cho bệnh nhân chụp mạch, nếu mọi thứ không tốt, bác sĩ lại phải thực hiện lại từ đầu”.
Trước đó, Bệnh viện tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân làm giáo viên cần mổ u bắc cầu. Bệnh nhân này sau phẫu thuật nhìn miệng hơi méo, bị ảnh hưởng nên phải bỏ nghề, chuyển sang làm thư viện. Một bệnh nhân nữ khác sau khi căng da mặt bị liệt mặt méo mồm, bác sĩ tìm lại dây số 7 do khi thực hiện nâng cơ đã bị khâu dính lại, bác sĩ phải mổ cho bệnh nhân để phục hồi lại.
Bác sĩ Hệ nhấn mạnh, bất cứ sự tác động sai lầm đến dây thần kinh đều ảnh hưởng đến bệnh nhân sau này. “Chúng tôi chấp nhận một ca mổ diễn ra 10 tiếng nhưng nó thành công còn hơn nhưng ca mổ ngắn nhưng phải mổ lại nhiều lần hoặc mổ xong mà bệnh nhân bị liệt. Bác sĩ cần chữa bệnh cho bệnh nhân nhưng phải đảm bảo sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể trở về cuộc sống bình thường, điều đó quan trọng hơn cả”.
PGS. TS Đồng Văn Hệ cũng chia sẻ, trong phẫu thuật bệnh thần kinh có rất nhiều phức tạp. Theo dõi thần kinh trong mổ, đôi khi nhưng khu thần kinh tổn thất nếu chỉ nhìn dưới kính hiển vi không thể thấy, ngay cả bác sĩ lâu năm cũng khó phát hiện được dây thần kinh đó là gì. Với trường hợp này, bác sĩ cần có sự hỗ trợ của máy monitoring trong mổ để tạo sóng, tránh làm tổn thương dây thần kinh cho bệnh nhân.
Hay ví dụ hệ thống siêu âm doppler trong mổm dù không quá đắt tiền nhưng cần đồng bộ có hệ thống. Nếu không có siêu âm doppler, sau phẫu thuật, bác sĩ cần đóng vết mổ lại, nếu không ổn vài ngày sau có khi phải mổ lại nhưng nếu bệnh nhân thiếu máu não nhiều mà não đang bị tổn thương phải chấp nhận di chứng vì không đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật.
Có rất nhiều trường hợp, bệnh nhân sau phẫu thuật não gặp các biến chứng không mong muốn như liệt mặt, liệt nửa người… ảnh hưởng đến đời sống sau này”.
Được biết, Trung Tâm Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được thành lập từ năm 2015 có khuôn viên gần 200 giường bệnh với 7 phòng mổ cho ca bệnh phức tạp, có 2 phòng mổ chung dành cho cấp cứu chấn thương sọ não, chấn thương thần kinh và 5 phòng mổ đặc biệt.
Hội phẫu thuật thần kinh Châu Á đã đánh giá, khảo sát, chính thức công nhận Trung tâm này được phép đào tạo, thuộc Hội.
Theo đánh giá, Trung tâm Phẫu thuật thần kinh này thực hiện số ca mổ lớn nhất toàn quốc với gần 6.000 ca, về thế giới, số lượng mổ chỉ đứng sau Ấn Độ và Trung Quốc.
Hồng HảiBạn đang xem bài viết Bệnh viện Việt Đức đầu tư 5 phòng mổ triệu đô để phẫu thuật thần kinh, tuỷ sống tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].