Nước dừa là một loại nước uống thanh mát, ngọt nhẹ và cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, nhiều người quan tâm đến việc liệu họ có thể uống nước dừa hay không. Vậy tiểu đường uống nước dừa được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1 Nước dừa là gì?
Nước dừa là nước tự nhiên có trong quả dừa, dạng lỏng trong suốt, hương vị thanh mát và ngọt tự nhiên. Vì vậy, nước dừa thường được dùng làm đồ uống giải nhiệt hoặc làm nguyên liệu cho món tráng miệng, món canh, món hấp, món mặn.
Nước dừa được lấy từ các loại dừa khác nhau như dừa xiêm, dừa nước,... và có thể có những đặc điểm về màu sắc và hương vị khác nhau tùy thuộc vào loại dừa cụ thể. Duy nhất, dừa sáp không cung cấp nước dừa, chúng chỉ có một phần nhỏ nước sệt, phần còn lại là cơm dừa dẻo mềm.
Nước dừa là nước tự nhiên được lấy từ trong quả dừa
2 Giá trị dinh dưỡng của nước dừa
Nước dừa không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng. Dưới đây là một số dưỡng chất chính trong nước dừa:
- 0,16g chất béo.
- 3,06g đường.
- 3,84g chất đạm.
- 6,3g carbohydrate.
- 215mg kali.
- 28,09mg natri.
- 27,47mg canxi.
- 0,06mg sắt.
- 409 calo.
Nước dừa không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng
3 Người bị bệnh tiểu đường uống nước dừa được không?
Nước dừa là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì có hàm lượng đường thấp và còn là đường tự nhiên nên chúng không có tác động đáng kể đến nồng độ đường trong máu.
Hơn nữa, các chất như kali, magie, mangan, vitamin C và L-arginine có thể làm tăng sự nhạy cảm của tế bào insulin. Điều này giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và duy trì đường huyết ở mức ổn định.
Ngoài ra, nước dừa cũng có chỉ số đường huyết GI là 54 ở mức thấp nên sẽ không làm nồng độ đường tăng cao đột ngột sau ăn (GI - đánh giá khả năng làm tăng lượng đường trong máu của thực phẩm, 1 - 55 là GI thấp, 56 - 69 là GI trung bình, 70 trở lên là GI cao).
Nước dừa không làm tăng nồng độ đường trong máu
4 Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?
Uống nước dừa với lượng vừa phải hoàn toàn an toàn cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, khi đã được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ hoặc trong tam cá nguyệt thứ ba, các mẹ chỉ nên tiêu thụ lượng nước dừa vừa phải.
Phụ nữ tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể uống nước dừa nhưng với lượng vừa phải
5 Lợi ích của nước dừa đối với bệnh nhân tiểu đường
Cung cấp dinh dưỡng, nguồn chất xơ cho cơ thể
Nước dừa là một nguồn cung cấp các loại vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể. Các thành phần như kali, canxi, magiê, natri và sắt giúp duy trì nồng độ đường trong máu ở mức cân bằng.
Nước dừa cũng chứa nhiều chất xơ, cùng với đó là các axit amin khác nhau, giúp kiểm soát mức đường trong máu. Nhờ đó, sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường được cải thiện.
Nước dừa là một nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể
Tăng cường trao đổi chất
Nước dừa có hàm lượng carbohydrate vừa phải, giúp tăng cảm giác no, kiểm soát cảm giác thèm ăn, nhằm hạn chế được việc dung nạp thêm các chất béo, chất đường bột khó tiêu.
Nước dừa hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng cường hấp thu và trao đổi chất
Chống oxy hóa
Khi cơ thể bạn chịu sự căng thẳng sẽ tạo ra quá nhiều gốc tự do gây ra quá trình oxy hóa tế bào, làm tổn thương tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh được rằng, nước dừa chứa các chất chống oxy hóa và có khả năng chống lại các gốc tự do, từ đó làm giảm các tác động tiêu cực của chúng lên cơ thể.
Nước dừa cung cấp các dưỡng chất chống oxy hóa tế bào
Ngăn ngừa các gốc tự do
Gốc tự do là các hợp chất dư thừa được tạo ra trong quá trình trao đổi chất. Quá trình này đặc biệt xảy ra khi tinh thần ở trạng thái áp lực căng thẳng hoặc khi quá trình trao đổi chất gặp khó khăn.
Kết quả là, cơ thể rơi vào trạng thái stress oxy hóa do có quá nhiều gốc tự do, gây hại cho tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo các nghiên cứu, nước dừa chứa các chất chống oxy hóa có khả năng thay đổi các gốc tự do, từ đó làm giảm tác động tiêu cực của chúng.
Nước dừa có thể giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng stress oxy hóa
Hỗ trợ giảm cân
Người mắc bệnh tiểu đường hay gặp phải tình trạng tăng cân bất thường. Trong khi đó, nước dừa có lượng đường và calo thấp, chứa các enzym sinh học hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Do đó, việc uống nước dừa có thể giúp làm giảm tình trạng tăng cân ở người bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên rất nhiều trường hợp uống nước dừa liên tục, dẫn đến cấp cứu, nhập viện vì tăng kali máu nguy hiểm (có khả năng ngưng tim). Do đó, bạn không nên lạm dụng hoặc uống quá nhiều nước dừa.
6 Lưu ý khi uống nước dừa đối với bệnh nhân tiểu đường
Không nên lạm dụng quá nhiều
Mặc dù lượng đường trong nước dừa là tự nhiên nhưng nếu tiêu thụ quá mức vẫn sẽ làm tăng lượng đường huyết trong máu. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường vì dễ dẫn đến các biến chứng.
Uống quá nhiều nước dừa hay uống quá thường xuyên, bất kể là người bình thường hay người mắc bệnh tiểu đường, đều không tốt cho sức khỏe. Điều này có thể gây thừa kali trong cơ thể và gây rối loạn hoạt động của tim.
Người tiểu đường không nên uống quá nhiều nước dừa
Nên uống bao nhiêu nước dừa là hợp lý
Lượng nước dừa được coi là hợp lý cần tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Theo khuyến nghị chung, một người trung bình chỉ nên uống 1 - 2 cốc nước dừa mỗi ngày (240 - 280ml). Điều này cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết, tránh dung nạp vào cơ thể quá nhiều đường và calo.
Người bị tiểu đường chỉ nên uống khoảng 240ml nước dừa mỗi ngày
Uống nước dừa nguyên chất
Cửa hàng bán nước dừa giải khát có mặt ở khắp các đường phố, đặc biệt trong mùa hè nóng nực. Tuy nhiên, nước dừa pha chế này thường chứa nhiều đường tinh luyện, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Tốt nhất, bạn nên uống nước dừa nguyên chất, không pha thêm đường và các chất tạo ngọt. Điều này giúp đảm bảo bạn có thể tận hưởng những dưỡng chất tự nhiên nhất của nước dừa.
Tốt nhất, bạn nên uống nước dừa nguyên chất không pha thêm đường
Không ăn cùi dừa
Cùi dừa, đặc biệt là cùi dừa non, thường được rất nhiều người ưa thích bao gồm cả những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cùi dừa chứa nhiều chất béo bão hòa có thể gây ra các tác động xấu cho sức khỏe nói chung và bệnh nhân tiểu đường nói riêng.
Cùi dừa chứa chất béo bão hòa có thể gây hại cho cơ thể
Uống ở thời điểm hợp lý
Tùy theo loại dừa mà pH của nước dừa có thể xuống thấp gần bằng 4 (axit nhẹ), nên không uống khi bụng đói vì có thể làm tổn thương dạ dày ở người mẫn cảm. Tốt nhất, bạn nên uống nước dừa sau khi ăn no khoảng 30 phút, lượng ít, chia nhỏ nhiều lần uống.
Bệnh nhân tiểu đường nên chia lượng nước dừa có thể uống trong một ngày thành 2 - 3 lần và không nên uống quá nhiều cùng một lúc. Ngoài ra, không nên uống nước dừa sau 7 giờ tối để tránh gây khó tiêu.
Nên uống nước dừa vào buổi sáng khi bụng còn đói
Cần tránh uống nước dừa khi nào?
Bạn cần cân nhắc về việc dung nạp nước dừa vào cơ thể khi đang gặp các vấn đề như sau:
- Các vấn đề về thận: Nước dừa chứa hàm lượng kali cao. Bình thường, lượng kali này sẽ được đào thải qua nước tiểu khi nồng độ kali trong máu quá cao. Tuy nhiên, khi thận hoạt động bất thường, việc loại bỏ kali không diễn ra, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
- Phẫu thuật: Nước dừa có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp trong và sau quá trình phẫu thuật. Người bệnh nên ngừng sử dụng nước dừa ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Không nên uống nước dừa khi huyết áp thấp
7 Các lưu ý khi kiểm soát lượng đường đối với người tiểu đường
Theo dõi lượng đường trong máu
Người tiểu đường có thể theo dõi lượng đường trong máu tại nhà hoặc cơ sở y tế, cụ thể cách theo dõi như sau:
Cách theo dõi lượng đường trong máu tại nhà
- Sử dụng máy đo đường huyết tại nhà, lấy mẫu máu từ ngón tay hoặc các vị trí khác trên cơ thể.
- Kiểm tra vào các thời điểm quan trọng như buổi sáng trước khi ăn, trước mỗi bữa ăn, hai giờ sau khi ăn, trước khi đi ngủ và trước và sau khi tập thể dục.
- Hãy chắc chắn rằng đường huyết nằm trong ngưỡng an toàn (80 - 130 mg/dL trước bữa ăn, dưới 180 mg/dL hai giờ sau ăn).
Cách theo dõi lượng đường trong máu tại cơ sở y tế
- Chẩn đoán bệnh tiểu đường thông qua các xét nghiệm máu như xét nghiệm HbA1C, xét nghiệm đường huyết lúc đói, xét nghiệm dung nạp glucose, xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên.
- Thực hiện các xét nghiệm tại bệnh viện hoặc phòng khám do nhân viên y tế thực hiện.
- Xác định lượng đường trong máu và theo dõi sự thay đổi theo thời gian.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Người tiểu đường nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh gồm các thực phẩm giàu chất xơ, rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, ưu tiên sử dụng chất béo không bão hòa và protein chất lượng cao.
Bên cạnh đó, người tiểu đường cần tránh các loại đồ ăn/đồ uống chứa nhiều đường (như bánh kẹo, nước ngọt, mật ong,...), nhiều tinh bột (giảm số chén cơm, bún, bánh phở) và dầu mỡ (như đồ chiên rán, thức ăn nhanh, bánh ngọt,...).
Người tiểu đường nên ăn nhiều rau củ quả tươi, giàu chất xơ, ít đường
Chế độ luyện tập thể thao hợp lý
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp duy trì cân nặng trong khoảng lý tưởng mà còn tăng độ nhạy insulin. Điều này giúp quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng diễn ra thuận lợi hơn, góp phần tăng cường sức mạnh cơ bắp.
Một số hoạt động thể chất bạn có thể thực hiện một cách đơn giản như làm việc nhà, leo cầu thang bộ, đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,...
Tập luyện thể dục thể thao giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Hạn chế thuốc lá và các chất kích thích
Hút thuốc lá không chỉ tăng nguy cơ mắc đái tháo đường mà còn làm gia tăng các biến chứng liên quan đến tiểu đường. Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại có thể gây ảnh hưởng xấu cho hệ thống tim mạch và làm tăng đường huyết. Vì vậy, người tiểu đường nên cố gắng từ bỏ thuốc lá hoặc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá.
Ngoài thuốc lá, người tiểu đường cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích khác như cà phê, trà, đồ uống có ga, có cồn. Các chất này có thể làm tăng đường huyết và ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát đường trong máu.
Thuốc là và các chất kích thích làm tăng nguy cơ mắc biến chứng của tiểu đường
Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ, cải thiện cho người tiểu đường
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện bệnh lý tiểu đường, bạn có thể bổ sung các thực phẩm chức năng nguồn gốc dược liệu hoặc hóa học.
Thực phẩm bổ sung được nghiên cứu để đại diện thay thế cho các hoạt chất có lợi mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Vì thế chúng sẽ tác động vào các cơ quan cần thiết để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
Xem thêm:
- 7 cách điều trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) dễ làm và hiệu quả
- Bệnh tiểu đường nên ăn gì? 18 loại thực phẩm giúp bạn khỏe mạnh hơn
Tóm lại, người bị tiểu đường hoàn toàn có thể uống nước dừa. Tuy nhiên cần chú ý uống với lượng vừa phải, tránh uống quá nhiều cùng một lúc khiến lượng đường huyết tăng cao đột ngột. Hy vọng với những lợi ích và lưu ý mà bài viết đề cập sẽ giúp bạn sử dụng nước dừa một cách hợp lý.
Bạn đang xem bài viết Bệnh tiểu đường uống nước dừa được không? 6 lợi ích và lưu ý tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].