Bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam ra 'mồ hôi máu'

Đó là bệnh nhân nam, 24 tuổi. Mỗi khi làm việc nặng, ra mồ hôi, bệnh nhân thấy mồ hôi có màu đỏ nhạt.

Giáo sư, tiến sĩ Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội), cho biết ông mới điều trị cho một bệnh nhân có hiện tượng "mồ hôi máu".

Đây là bệnh nhân đầu tiên của Việt Nam mắc bệnh này. Hiện tượng 'mồ hôi máu' rất hiếm và chưa từng được ghi nhận tại Việt Nam. Trên thế giới có khoảng 200 ca bệnh được báo cáo trên y văn".

Theo GS Khang, hiện tượng này có tên khoa học là hematohidrosis, xuất hiện khi con người gặp những sang chấn tâm lý lớn hoặc stress nặng nề. Tình trạng này khiến mao mạch ở da giãn ra, các hồng cầu đi vào ống tuyến mồ hôi rồi trộn lẫn với mồ hôi trước khi thoát ra ngoài.

  Chiếc áo trắng chuyển sang màu đỏ nhạt do mồ hôi của bệnh nhân.

Chiếc áo trắng chuyển sang màu đỏ nhạt do mồ hôi của bệnh nhân.

Bệnh nhân đến khám từ năm 2017, khi nam thanh niên (24 tuổi) phát hiện mồ hôi của mình có màu đỏ nhạt mỗi khi làm việc nặng. Theo thời gian, các trang phục như áo, dép có màu trắng cũng chuyển dần sang đỏ.

Trước đó, bệnh nhân này cho biết mình thường xuyên mất ngủ, căng thẳng. Lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình, anh tìm đến nhiều cơ sở y tế để thăm khám nhưng không tìm ra vấn đề.

GS Khang thăm khám và nghĩ tới việc bệnh nhân mắc bệnh "mồ hôi máu". Sau khi xét nghiệm đặc hiệu để tìm hồng cầu trong mồ hôi, đồng thời sinh thiết da để phân tích hình ảnh giải phẫu bệnh lý. Kết quả khẳng định chẩn đoán của bác sĩ là chính xác.

Bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam ra 'mồ hôi máu' 1

Về phương pháp điều trị cho bệnh nhân, GS Khang hướng tới tư vấn về tâm lý, giải tỏa căng thẳng, áp lực và tránh stress kéo dài cho bệnh nhân. Việc tiếp theo cần làm là cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc an thần, kết hợp các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, thể dục nhẹ nhàng, đi du lịch.

Sau khi điều trị 1 tháng, tình trạng ra mồ hôi máu của bệnh nhân giảm rõ rệt, 3 tháng sau hết các triệu chứng nhưng 1 thời gian sau lại tái phát.

Bệnh nhân tiếp tục điều trị, đến năm thứ 2 tình trạng đã giảm hẳn, bác sĩ đề nghị tái khám 3 tháng/ lần. Đến năm nay bệnh nhân chỉ khám 2 lần/năm. Hiện bệnh nhân có thể được khẳng định là đã khỏi hoàn toàn.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính