Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bệnh lậu là gì? Các dấu hiệu bệnh lậu bạn cần lưu ý

Bệnh lậu là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khiến cho nhiều người không khỏi lo lắng. Vậy bệnh lậu là gì? Có biểu hiện như thế nào? Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu qua bài viết sau.

Bệnh lậu là gì? 

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae (N. gonorrhoeae) gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục, sinh sản; bao gồm: cổ tử cung, tử cung và ống dẫn trứng ở phụ nữ và niệu đạo ở cả nam lẫn nữ. Vi khuẩn N. gonorrhoeae cũng có thể gây nhiễm trùng ở niêm mạc miệng, cổ họng, mắt và trực tràng.

1  Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở nam 

Viêm niệu đạo nam

Viêm niệu đạo ở nam giới có thời gian ủ bệnh từ 2 – 14 ngày. Khởi phát thường được đánh dấu bằng cảm giác khó chịu nhẹ ở niệu đạo, sau đó là đau dương vật, tiểu khó và chảy mủ.

Bên cạnh đó, tiểu nhiều lần và tiểu gấp có thể phát triển khi nhiễm trùng lan đến niệu đạo sau. Bạn cần đến gặp bác sĩ để khám ngay thấy niệu đạo chảy mủ, vàng xanh, lỗ tiểu có thể bị viêm.

Viêm niệu đạo nam

Viêm niệu đạo gây cảm giác khó chịu nhẹ ở niệu đạo, sau đó là đau dương vật nghiêm trọng hơn, tiểu khó và chảy mủ

Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn thường gây đau và sưng bìu một bên. Hiếm khi nam giới bị áp xe tuyến Tyson và Little, áp xe quanh niệu đạo hoặc nhiễm trùng tuyến Cowper, tuyến tiền liệt hoặc túi tinh.

Viêm mào tinh hoàn

Viêm màu tinh hoàn khiến nam giới bị áp xe tuyến Tyson và Little, áp xe quanh niệu đạo hoặc nhiễm trùng tuyến Cowper, tuyến tiền liệt hoặc túi tinh.

2  Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở nữ

Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung thường có thời gian ủ bệnh ít hơn 10 ngày. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng và bao gồm khó tiểu và tiết dịch âm đạo.

Trong quá trình khám vùng chậu, các bác sĩ lâm sàng có thể lưu ý cổ tử cung tiết dịch nhầy hoặc mủ, lỗ cổ tử cung có thể đỏ, dễ chảy máu khi chạm vào mỏ vịt. 

Viêm cổ tử cung

Cổ tử cung tiết dịch nhầy hoặc mủ, lỗ cổ tử cung có thể đỏ, dễ chảy máu khi chạm vào mỏ vịt

Viêm niệu đạo nữ

Viêm niệu đạo có thể xảy ra đồng thời với các triệu chứng khác, mủ có thể chảy ra từ niệu đạo khi ấn vào khớp mu gây đau rát, khó chịu. Viêm niệu đạo có những biểu hiện:

  • Nước tiểu có màu sẫm và mùi khai bất thường, có thể lẫn mủ
  • Khi đi tiểu có cảm giác đau rát, tiểu khó.
  • Dịch tiết âm đạo tăng nhiều bất thường, dịch loãng và có mùi hôi
  • Ngứa vùng kín. 
  • Sưng đỏ vùng niệu đạo, có thể xuất hiện mủ hoặc dịch.
  • Đau thắt lưng hoặc đau rát khi quan hệ.

Viêm niệu đạo nữ

Viêm niệu đạo nữ gây cảm giác đau rát, khó tiểu, tiết dịch âm đạo có mủ và kích thích âm hộ, ban đỏ và phù nề.

Viêm vùng chậu

Phụ nữ mắc bệnh viêm vùng chậu có nguy cơ mắc bệnh lậu.

Viêm vùng chậu có thể bao gồm viêm vòi trứng, viêm phúc mạc vùng chậu và áp xe vùng chậu. Căn bệnh này có thể gây khó chịu vùng bụng dưới, giao hợp đau và đau rõ rệt khi sờ nắn vùng bụng, phần phụ hoặc cổ tử cung.

Phụ nữ mắc bệnh viêm vùng chậu có nguy cơ mắc bệnh lậu

Phụ nữ mắc bệnh viêm vùng chậu có nguy cơ mắc bệnh lậu

Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis

Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis là bệnh viêm quanh gan do lậu cầu (chlamydia). Hội chứng này thường xuất hiện ở nữ giới và gây đau 1/4 bụng trên bên phải, đi kèm với đó là các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn và nôn như người bệnh gan hoặc mật.

Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis

Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis

3 Dấu hiệu các bệnh liên quan

Viêm họng do lậu cầu

Viêm họng do lậu cầu thường không có triệu chứng nhưng một số ít trường hợp có thể gây đau họng.

Bệnh viêm họng do lậu cầu có rất khó phân biệt với viêm họng thông thường. Bệnh nhân cần chủ động thăm khám bác sĩ khi có những dấu hiệu bệnh để phát hiện và điều trị bệnh, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Những biểu hiện chung khi bị viêm họng do lậu cầu: 

  • Đau rát họng.
  • Ho kéo dài.
  • Họng và amidan sưng tấy, có thể viêm, loét niêm mạc họng. 
  • Vòm họng xuất hiện nhiều ổ giả mạc trắng, nhiều chỗ có rộp mủ vàng. 

Viêm họng do lậu cầu

Hầu họng của bệnh nhân bị viêm họng do lậu cầu

Bệnh lậu trực tràng

Bệnh lậu trực tràng thường không có triệu chứng, chủ yếu xuất hiện ở những người quan hệ tình dục bằng đường hậu môn (cả nam lẫn nữ).

Các triệu chứng bao gồm:

  • Ngứa hậu môn.
  • Tiết dịch trực tràng đục.
  • Chảy máu và táo bón ở các cấp độ nặng, nhẹ khác nhau.

Nếu tiến hành kiểm tra bằng ống soi trực tràng có thể phát hiện ban đỏ hoặc dịch nhầy mủ trên thành trực tràng.

Bệnh lậu trực tràng

Các triệu chứng bao gồm ngứa trực tràng, tiết dịch trực tràng đục, chảy máu và táo bón ở các cấp độ nặng, nhẹ khác nhau

Viêm khớp - viêm da

Nhiễm lậu cầu lan tỏa (DGI) là một biến chứng của bệnh lậu, khi vi khuẩn đã xâm nhập vào máu gây ra tình trạng viêm khớp, viêm da.

Người bệnh thường sẽ sốt, đau khi di chuyển hoặc sưng khớp (viêm đa khớp) và tổn thương da có mụn mủ. Ở một số bệnh nhân, có hiện tượng đỏ hoặc sưng lên ở cổ tay hoặc mắt cá chân. 

Viêm khớp viêm da

Nhiễm khuẩn huyết và thường biểu hiện bằng sốt, đau di chuyển hoặc sưng khớp (viêm đa khớp) và tổn thương da có mụn mủ

Tổn thương da

Tổn thương da xảy ra ở cánh tay hoặc chân, có nền đỏ và nhỏ, hơi đau và thường có mụn mủ.

Bệnh lậu sinh dục từ các nguồn lây lan phổ biến thông thường, có thể không có triệu chứng. Tuy nhiên tổn thương da, viêm đa khớp và một số rối loạn khác như viêm khớp phản ứng cũng gây ra các triệu chứng ở bộ phận sinh dục, bạn cần lưu ý. 

Tổn thương da

Tổn thương da xảy ra ở cánh tay hoặc chân, có nền đỏ và nhỏ, hơi đau và thường có mụn mủ

Viêm khớp nhiễm trùng

Viêm khớp nhiễm trùng do lậu cầu là một dạng đau khớp mãn tính thường ảnh hưởng đến một cánh tay hoặc một chân (DGI cục bộ). Bệnh lậu gây ra tình trạng viêm khớp: đau kèm tràn dịch, thường ở 1 hoặc 2 khớp lớn như đầu gối, cổ tay, mắt cá chân, có khi là khuỷu tay.

Bệnh thường xuất hiện ở một số bệnh nhân có tiền sử tổn thương da của DGI. Khởi phát thường cấp tính, thường có sốt, đau khớp dữ dội và hạn chế vận động. Các khớp bị nhiễm trùng sưng lên và vùng da bên trên có thể ấm và đỏ.

Viêm khớp nhiễm trùng

Viêm khớp gây đau kèm tràn dịch, thường ở 1 hoặc 2 khớp lớn như đầu gối, cổ tay, mắt cá chân, có khi là khuỷu tay

Để phòng tránh và hạn chế lây nhiễm bệnh lậu cũng như các bệnh xã hội khác, bạn nên sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn khi quan hệ tình dục, giúp bảo vệ sức khoẻ của chính mình và bạn tình nhé!

4 Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây: 

  • Đi tiểu nhiều, có thể đi kèm cảm giác đau đớn khi tiểu.
  • Dịch tiết ở vùng âm đạo có màu vàng, mùi hôi.
  • Đỏ và sưng bộ phận sinh dục.
  • Nóng rát hoặc ngứa vùng âm đạo, dương vật.
  • Viêm họng

Các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu

Bệnh lậu được chẩn đoán khi phát hiện lậu cầu qua kiểm tra bằng kính hiển vi bằng cách nhuộm Gram, nuôi cấy hoặc xét nghiệm dựa trên axit nucleic đối với dịch sinh dục, máu hoặc dịch khớp (thu được bằng cách chọc hút bằng kim), chứ không phải bằng các chẩn đoán thông thường. 

Để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng gây bệnh lậu hay không, các bác sĩ sẽ lấy mẫu từ một hoặc nhiều nơi trên cơ thể như: 

  • Nước tiểu.
  • Cổ họng (nếu bạn quan hệ tình dục bằng miệng).
  • Trực tràng (nếu bạn quan hệ tình dục qua đường hậu môn).
  • Cổ tử cung (ở phụ nữ).
  • Niệu đạo (ở nam giới).

Các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu

Các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu

Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT)

Các xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) có thể được thực hiện trên gạc sinh dục, trực tràng hoặc miệng và có thể phát hiện cả nhiễm trùng lậu và chlamydia. NAAT làm tăng thêm độ nhạy của mẫu thử và cho phép xét nghiệm mẫu nước tiểu ở cả hai giới.

Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT)

Áp dụng phương pháp xét nghiệm khuếch đại axit nucleic để phát hiện vi khuẩn gây bệnh lậu

Nuôi cấy vi khuẩn lậu

Nuôi cấy là phương pháp xét nghiệm rất đặc hiệu, nhưng vì gonococci rất dễ và khó nuôi cấy, nên các mẫu được lấy bằng tăm bông cần phải được cấy nhanh trên môi trường thích hợp và vận chuyển đến phòng thí nghiệm trong môi trường chứa carbon dioxide. Các mẫu máu và dịch khớp nên được gửi đến phòng thí nghiệm với thông báo rằng nghi ngờ nhiễm lậu cầu.

Do các xét nghiệm khuếch đại axit nucleic đã thay thế nuôi cấy trong hầu hết các phòng thí nghiệm, cho nên việc tìm kiếm một phòng thí nghiệm có thể cung cấp xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn lậu có thể khó khăn và cần có sự tư vấn của chuyên gia về bệnh truyền nhiễm.

nuôi cấy vi khuẩn lậu

Nuôi cấy vi khuẩn lậu trong ống nghiệm

Nhuộm gram tìm lậu cầu

Nhuộm Gram nhạy và đặc hiệu với bệnh lậu ở nam giới có tiết dịch niệu đạo; thường thấy các song cầu nội bào gram âm. Nhuộm gram kém chính xác hơn nhiều đối với nhiễm trùng cổ tử cung, hầu họng và trực tràng.

Nhuộm gram tìm lậu cầu

Nhuộm gram tìm lậu cầu

Một số bệnh viện điều trị bệnh lậu uy tín

Nếu nghi ngờ mắc bệnh lậu, bạn hãy đến chuyên khoa Da Liễu hoặc khoa Truyền nhiễm để được thăm khám và điều trị:

  • Tại TP.HCM: Bệnh viện Da Liễu TPHCM, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, bệnh viện Chợ rẫy, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM,...
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung Ương, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Da Liễu Hà Nội, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện E Hà Nội,...

Xem thêm:

  • Nguyên nhân viêm mào tinh hoàn có thể bạn chưa biết
  • Giang mai
  • Viêm niệu đạo

Nếu bạn thấy những thông tin về bệnh lậu là gì? Các triệu chứng biểu hiện của bệnh lậu mà nhà thuốc An Khang vừa chia sẻ hữu ích thì hãy chia sẻ bài viết này đến với người thân, bạn bè nhé!

Nguồn tham khảo: CDCMSD MANUAL, MedicineNet, WebMD, Testing

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính