Bệnh lậu là một căn bệnh phổ biến được lây truyền qua đường tình dục, gặp ở cả nam và nữ hiện nay. Bất cứ ai quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ mắc bệnh. Vậy bệnh lậu có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu bệnh lậu qua bài viết dưới đây nhé!
1 Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Chúng tấn công vào màng nhầy của hệ thống sinh sản bao gồm cổ tử cung, tử cung và ống dẫn trứng ở phụ nữ cũng như niệu đạo ở cả nam và nữ. Ngoài ra, bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm vào niêm mạc miệng, cổ họng, mắt và trực tràng. Điều này, xảy sau khi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn.
Bệnh lậu là một bệnh do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra
2 Biểu hiện bệnh lậu
Biểu hiện đối với nữ giới
Ở phụ nữ, hầu hết các trường hợp bệnh lậu không có biểu hiện rõ ràng. Nếu có thì các triệu chứng thường nhẹ và không đặc hiệu nên dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng khác như viêm bàng quang hoặc âm đạo.
Một số triệu chứng ban đầu ở phụ nữ bao gồm khó tiểu, tăng tiết dịch âm đạo và có sự thay đổi về màu sắc, mùi, độ nhớt hoặc chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ. Phụ nữ mắc bệnh lậu thường gặp tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng dù có triệu chứng hay không.
Dịch tiết có thể thay đổi về màu sắc, mùi và độ nhớt khi phụ nữ mắc bệnh lậu
Biểu hiện đối với nam giới
Triệu chứng và biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới xuất hiện rõ ràng hơn so với phụ nữ. Các dấu hiệu bệnh lậu thường gặp ở nam giới bao gồm khó tiểu và dịch tiết niệu đạo có màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây sau khi nhiễm trùng từ một đến mười bốn ngày.
Bệnh lậu có thể gây ra sự thay đổi trong dịch tiết niệu đạo ở nam giới
Biểu hiện đối với trẻ em
Trẻ em trước khi đạt độ tuổi dậy thì thường dễ bị nhiễm vi khuẩn N. gonorrhoeae hơn, do âm đạo của trẻ có tính kiềm và không chứa hormone estrogen. Bệnh lậu có thể lây truyền bệnh từ người sang người ở trẻ em qua việc lạm dụng tình dục hoặc từ mẹ sang con.
Thông thường, viêm âm đạo do lậu ở trẻ em không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể xuất hiện tình trạng tiết dịch mủ, ngứa âm đạo và ban đỏ ở vùng âm đạo.
Trẻ em có thể bị nhiễm bệnh lậu thông qua tiếp xúc với người mắc bệnh
3 Bệnh lậu có nguy hiểm không?
Ảnh hưởng sức khỏe đối với nữ giới
Bệnh lậu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới một cách nghiêm trọng. Mặc dù triệu chứng thường không rõ ràng, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng như:
- Tiết dịch âm đạo không bình thường (có thể là màu trắng hoặc vàng).
- Đau ở phần bụng dưới hoặc xương chậu.
- Đau trong quá trình quan hệ tình dục.
- Đau hoặc cảm giác rát khi đi tiểu.
- Xuất hiện tình trạng chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
Một số phụ nữ bị đau ở phần bụng dưới do vi khuẩn gây bệnh lậu tấn công
Ảnh hưởng sức khỏe đối với nam giới
Nam giới thường có khả năng phát hiện các triệu chứng bệnh lậu cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, có thể mất vài tuần sau khi tiếp xúc mới xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng. Điều này, nghĩa là người bệnh có thể vô tình truyền bệnh cho đối tác của mình mà không biết. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Tiết dịch màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây từ dương vật.
- Đau hoặc rát khi đi tiểu.
- Đau và sưng tinh hoàn.
Tinh hoàn bị viêm nhiễm sẽ trở nên đỏ, sưng to khi bị bệnh lậu
Đối với phụ nữ mang thai và thai nhi
Bệnh lậu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ mang thai và sức khỏe của thai nhi. Trong trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu, bệnh có thể được truyền từ mẹ sang con, từ đó có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm như mù lòa, viêm khớp hoặc nhiễm trùng máu cho thai nhi.
Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị bệnh lậu sớm có thể giảm nguy cơ này. Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. Việc chăm sóc sức khỏe đầy đủ, kịp thời trong thai kỳ là một phần quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Việc chăm sóc sức khỏe đầy đủ, kịp thời trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi
4 Những biến chứng của bệnh lậu
Biến chứng ở nữ giới
Bệnh lậu có thể tạo ra những biến chứng nghiêm trọng ở phụ nữ. Khi không được điều trị kịp thời, bệnh lậu có khả năng lan sang các cơ quan sinh sản và gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID). Đặc biệt, PID có thể gây đau vùng chậu kéo dài, thậm chí dẫn đến mang thai ngoài tử cung và vô sinh.
Trong thai kỳ, nếu mắc bệnh lậu, phụ nữ mang thai có thể gặp rủi ro sảy thai, chuyển dạ sớm hoặc sinh non. Điều đáng lo ngại hơn, bệnh lậu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé, gây đau mắt đỏ.
Nếu thai nhi không được điều trị bằng kháng sinh kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng tổn thương thị lực không thể chữa trị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tổng thể.
Viêm nhiễm vùng chậu có thể dẫn đến mang thai ngoài tử cung và vô sinh
Biến chứng lậu ở nam giới
Ở nam giới, bệnh lậu có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, đau ở tinh hoàn và tuyến tiền liệt, trong một số ít trường hợp, sẽ cản trở khả năng sinh sản. Bên cạnh điều trị bằng kháng sinh thì người bệnh có thể kết hợp sử dụng túi đá lạnh giúp giảm đau và sưng tạm thời.
Nam giới bị bệnh lậu có thể gây ra viêm nhiễm đau ở tinh hoàn và tuyến tiền liệt
Viêm kết mạc do lậu cầu
Viêm kết mạc do lậu cầu là một tình trạng mắt có thể xuất hiện khi chất dịch nhiễm trùng từ cơ thể dính vào mắt, thường thông qua việc tiếp xúc tay vào mắt. Những triệu chứng thường thấy trong viêm kết mạc do lậu cầu bao gồm:
- Mắt đỏ.
- Đau.
- Sưng tấy.
- Chảy nhiều nước mắt.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm kết mạc do lậu cầu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là sẹo và thủng giác mạc. Điều này có thể dẫn đến mất thị lực hoặc thậm chí mù lòa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh lậu là đỏ và chảy nhiều nước mắt
Nhiễm lậu cầu lan tỏa (DGI)
Nhiễm lậu cầu lan tỏa (DGI) là một tình trạng hiếm khi xảy ra sau khi nhiễm bệnh lậu, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể lan qua máu và tác động đến các cơ quan bên trong cơ thể. Một biến chứng ít khi xảy ra của DGI là viêm nội tâm mạc, khi vi khuẩn nhiễm trùng lan vào tim và gây viêm.
Ngoài ra, DGI còn có khả năng gây ra tình trạng viêm màng não, viêm màng bao quanh não và tủy sống. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc xử lý và điều trị DGI một cách kịp thời và hiệu quả để ngăn ngừa các biến chứng có hại đối với sức khỏe.
Viêm nội tâm mạc là một triệu chứng hiếm gặp khi nhiễm trùng lậu
5 Bệnh lậu lây qua đường nào?
Bệnh lậu có thể lây truyền thông qua các hoạt động tình dục bao gồm quan hệ tình dục với dương vật, âm đạo, miệng hoặc hậu môn của người bị nhiễm bệnh.
Điều đáng chú ý là tiếp xúc với tinh trùng không phải con đường lây bệnh duy nhất. Ngoài ra, bệnh lậu cũng có khả năng được truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh nở.
Cần lưu ý rằng những người trước đó đã mắc bệnh lậu và được điều trị hiệu quả vẫn có thể tái nhiễm bệnh nếu họ tiếp tục có quan hệ tình dục với người đang mắc bệnh lậu.
Bệnh lậu có thể lây truyền qua việc quan hệ tình dục bằng miệng
6 Cách phòng ngừa bệnh lậu hiệu quả
Quan hệ tình dục an toàn
Mặc dù không thể đảm bảo ngăn ngừa hoàn toàn bệnh lậu trong quan hệ tình dục, nhưng có một số biện pháp hữu ích để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Một cách hiệu quả để ngăn ngừa bệnh lậu là tránh quan hệ cùng lúc nhiều người.
Tuy nhiên, nếu bạn quyết định thực hiện quan hệ tình dục, việc sử dụng bao cao su là biện pháp quan trọng. Bao cao su nên được sử dụng trong mọi hình thức quan hệ tình dục bao gồm cả quan hệ qua đường hậu môn, miệng và âm đạo.
Duy trì lối sống lành mạnh
Quan hệ tình dục lành mạnh là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khoẻ. Trong cuộc sống hôn nhân, nên chung thuỷ quan hệ một vợ một chồng, tránh quan hệ cùng lúc nhiều người giúp giảm khả năng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, bạn nên tránh quan hệ tình dục với những người có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu bạn tình của bạn có các biểu hiện như nóng rát khi đi tiểu, phát ban hoặc đau ở bộ phận sinh dục, hãy tạm ngừng quan hệ để ngăn ngừa nguy cơ lây truyền bệnh.
Duy trì mối quan hệ 1 - 1 có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Phụ nữ mang thai và những người dưới 25 tuổi tham gia hoạt động tình dục nên thực hiện xét nghiệm bệnh lậu hàng năm. Tuy nhiên, nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh lậu dựa trên các yếu tố như tuổi và tần suất quan hệ tình dục.
Kiểm tra xét nghiệm hằng năm để bảo vệ sức khỏe chính mình
8 Một số câu hỏi liên quan hết bệnh lậu
Bệnh lậu có tự khỏi không?
Nếu triệu chứng của bạn biến mất nhưng bạn không tiến hành điều trị, thì khả năng cao bạn vẫn đang trong tình trạng mắc bệnh lậu. Vì vi khuẩn gây bệnh đang ngày càng phát triển khả năng kháng kháng sinh, là khả năng chống lại thuốc kháng sinh mà bác sĩ kê đơn để điều trị.
Sau khi bạn hoàn tất điều trị nhiễm trùng ban đầu, nên tiến hành xét nghiệm lại bệnh lậu sau ba tháng. Việc xét nghiệm lần thứ hai sẽ cho biết liệu bạn có mắc bệnh lậu tái phát hay không và liệu kháng sinh đã phát huy tác dụng hay chưa. Trong thời gian chờ kết quả và quá trình điều trị bạn cần tránh quan hệ tình dục.
Xét nghiệm lại sau 3 tháng là một biện pháp kiểm tra xem bạn có bị tái nhiễm bệnh lậu
Bị lậu có nguy cơ nhiễm HIV không?
Bệnh lậu có thể tạo ra các tổn thương, vết loét hoặc viêm nhiễm trên niêm mạc và da. Tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh và cung cấp cửa ngõ để HIV xâm nhập cơ thể dễ dàng hơn. Ngoài ra, những hành vi tình dục và tình huống gây lây truyền bệnh lậu cũng sẽ tăng nguy cơ nhiễm HIV.
Việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tiến hành xét nghiệm cho cả bệnh lậu và HIV đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát cả hai loại bệnh.
Dù bạn có triệu chứng hay không, việc duy trì các biện pháp bảo vệ như sử dụng bao cao su và tuân thủ các hướng dẫn y tế có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh và bảo vệ sức khoẻ tổng thể.
Khi bị nhiễm bệnh lậu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HIV
9 Khi nào cần gặp bác sĩ
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu bạn cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào như cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc có dịch tiết giống mủ từ dương vật, âm đạo hoặc trực tràng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được kiểm tra, tư vấn và có phương pháp điều trị kịp thời.
Hơn nữa, trong trường hợp bạn tình của bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh lậu. Bạn nên dừng việc quan hệ tình dục cũng như khuyên bạn tình của mình nên liên hệ với bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh việc bạn có thể trở thành nguồn lây nhiễm tiếp theo.
Bạn có thể liên hệ với bác sĩ khi thấy sự bất thường ở dịch tiết của mình
Chuyên khoa truyền nhiễm tại một số bệnh viện uy tín
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lậu, bạn nên đến ngay cơ sở y tế hoặc chuyên khoa Truyền nhiễm tại một số bệnh viện như:
- TP.HCM: Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Da liễu TP.HCM…
- Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai...
Xem thêm:
- Các bệnh lây qua đường tình dục - 11 bệnh phổ biến cần cảnh báo
- 6 cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục không nên bỏ qua!
- Dấu hiệu bệnh giang mai qua 4 giai đoạn phát bệnh
Hy vọng qua bài viết trên có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh lậu. Chính vì vậy, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh để tránh nguy cơ nhiễm bệnh cũng như trở thành nguồn lây nhiễm. Bạn hãy chia sẻ bài viết để mọi người cùng có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
Bạn đang xem bài viết Bệnh lậu có nguy hiểm không? Biến chứng và cách phòng ngừa hiệu quả tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].