Tờ Apply Daily đưa tin, mới đây, một bé gái 7 tuổi tên Văn Văn ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) vừa phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn tối cùng gia đình vì bị suy đa tạng hay còn gọi là rối loạn chức năng đa cơ quan.
Đáng chú ý hơn, món ăn mà cô bé dùng trước đó lại vô cùng quen thuộc với mỗi gia đình, đó chính là nấm mộc nhĩ.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 27/7 vừa qua, gia đình này đã sử dụng nấm mộc nhĩ được ngâm 2 ngày 2 đêm trong thau nước đặt ngoài ban công, để làm món salad dùng cho bữa.
Sau bữa ăn, mẹ và 2 chị em Văn Văn đồng loạt gặp phải hàng loạt triệu chứng đau bụng, nôn mửa, buồn nôn và chóng mặt. Ba mẹ con được chấn đoán bị ngộ độc thực phẩm.
Riêng bé Văn Văn bị suy gan cấp và chuyển sang đơn vị chăm sóc đặc biệt. Tại đây, cô bé được phát hiện bị nhiễm độc máu gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có trong nấm mộc nhĩ.
Văn Văn phải truyền máu liên tục 4 lần/ ngày trong suốt 1 tuần để đẩy độc tố ra ngoài. Các bác sĩ vẫn đang nỗ lực hết sức để giữ lấy tính mạng của bé nhưng không giám khẳng định hồi phục 100% vì các cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Giải thích về vụ việc trên, ông Diệp Thịnh, Giám đốc Bệnh viện nhi Đại học Chiết Giang cho biết, do nấm mộc nhĩ ngâm quá lâu đã tạo điều kiện sinh sôi cho vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa và tiết ra độc tố.
Ông cũng lưu ý, chỉ nên ngâm nấm mộc nhĩ từ 2 - 3 giờ đồng hồ trong môi trường nhiệt độ thấp. Trường hợp mua nấm tươi, phải đảm bảo nấm khô ráo và không bốc mùi kỳ lạ.
Vụ việc đáng buồn ở trên là lời cảnh sâu sắc dành cho các bậc cha mẹ về việc bảo vệ sức khỏe của con nhỏ.
Biện pháp để phòng ngừa ngộ độc nấm
Các chuyên gia ẩm thực cho biết, nấm có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, nhan sắc, có chứa tới gần 60 nguyên tố khoáng, hàm lượng protein gấp 3-4 lần các loại rau khác.
Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách sẽ vô tình biến món ăn có lợi thành có hại cho sức khỏe.
Để tránh ngộ độc nấm, các bà nội trợ cần lưu ý:
- Không sử dụng mộc nhĩ tươi vì nó có chứa chất porphyrin, dễ gây viêm da, ngứa, phù nề, đau nhức, ở mức độ nặng có thể khó thở do phù nề thanh quản. Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.
- Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.
- Không nấu nấm bằng nồi nhôm: Hoạt chất của nấm tác dụng với nồi nhôm sẽ khiến nấm bị ngả màu thâm đen. Do đó, bạn không nền dùng vật dụng bằng nhôm để xào nấu nấm.
- Khi chế biến, cần nấu mộc nhĩ và thức ăn chín hoàn toàn, sau đó mới được sử dụng.
- Một lưu ý nữa là nấm mang tính bổ âm, kiêng không nên uống đồ lạnh như trà đá, café đá, hay các thức uống mang tính mát, hạ nhiệt,..sẽ làm bạn bị đau bụng.
Hà Tú (T/h)/GIADINHMOIBạn đang xem bài viết Bé 7 tuổi bị suy đa tạng, nhập viện cấp cứu chỉ vì ăn phải thực phẩm quen thuộc nhưng nấu sai cách tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].