Bé 6 tháng tuổi trắng trẻo, bụ bẫm phải nhập viện vì lý do đau lòng

Mới 6 tháng tuổi bé đã nặng hơn 9kg. Nhìn bề ngoài bé trắng trẻo, bụ bẫm nhưng bé lại phải nhập viện truyền máu do bà không có điều kiện, phải cho cháu uống sữa đặc.

Ngày 15/11, BV Nhi đồng Thành phố (TPHCM) chia sẻ câu chuyện về một em bé 6 tháng tuổi phải nhập viện truyền máu vì thiếu vi chất khiến ai cũng xót xa.

Trước đó, bé 6 tháng tuổi nặng hơn 9 kg phải nhập viện truyền máu vì thiếu sắt nặng nề. Khi nhập viện, bé có thể trạng bụ bẫm nhưng da niêm xanh xao.

Khai thác bệnh sử các bác sĩ được biết, bé bị cha mẹ bỏ rơi, phải sống chật vật với bà nội và bà chỉ đủ điều kiện nuôi bé bằng sữa đặc có đường.

Bé lớn dần với một cơ thể to béo nhưng thiếu toàn bộ dinh dưỡng vi chất, xét nghiệm ra thiếu máu thiếu sắt mức độ nặng, thể tích khối hồng cầu máu còn 16% (bình thường theo tuổi ít nhất trên 30%). Bé nhập khoa khẩn để truyền máu trong sự ngơ ngác chưa hiểu chuyện của người bà lam lũ...

  Trắng trẻo, bụ bẫm, bé 6 tháng tuổi nhập viện vì lý thiếu dinh dưỡng

Trắng trẻo, bụ bẫm, bé 6 tháng tuổi nhập viện vì lý thiếu dinh dưỡng

Tiếp nhận ca bệnh đầy nghịch cảnh trong đêm, BSCK1 Nguyễn Hoàng Minh không khỏi chạnh lòng, vừa giận vừa thương cho thân phận của hai bà cháu.

Bác sĩ đã mua cho bé hộp sữa công thức phù hợp tuổi, sau khi bồi hoàn truyền máu đúng chỉ định, bác sĩ đã dành thời gian cẩn thận hướng dẫn bà lại cách cho uống sữa cùng chế độ ăn dặm cân đối sắp tới để bù vi chất và sắt cho con.

Sau hơn 3 tháng, bé trở lại tái khám, con vẫn bụ bẫm nhưng hồng hào và khí chất tươi tắn hơn hẳn.

Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Minh, từ 6 tháng trở đi, lượng sắt trong sữa mẹ không còn đủ, chưa kể bé này chỉ được bú sữa đặc, giá trị dinh dưỡng nghèo ngặt không có gì nổi trội hơn là đường.

Ngoài sữa mẹ, ở lứa tuổi này, trẻ cần ăn dặm thêm bột ngọt, bột mặn, cháo… để bổ sung dinh dưỡng. Khuyến cáo việc ăn dặm ở giai đoạn này rất quan trọng, chế độ ăn phải cân bằng đủ 4 nhóm gồm đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất, đặc biệt, bổ sung nguồn đạm từ động vật.

Mỗi trẻ đều có chế độ ăn, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Nếu nghi ngờ trẻ thiếu máu hay mắc bệnh lý, phụ huynh cần theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn khoa học. Ngoài ra, phụ huynh nên tiếp cận bác sĩ chuyên khoa nhi và dinh dưỡng để đưa ra giải pháp hợp lý nhất cho trẻ. 

Bác sĩ cũng cảnh báo chăm một trẻ bụ bẫm hết sức vất vả và nhiều lần cân não: Bé nôn ói tiêu chảy hay rối loạn đường huyết, có khi mất nước mà không biết vì nhiều mỡ quá, không rõ được các dấu hiệu mất nước... Tính liều dịch truyền bù sao cho chuẩn đây? Vì cân nặng thực quá khác so với cân nặng lý tưởng, lấy ven tuyền dịch sao đây khi tay ngấn mỡ?

Bác sĩ cũng cho rằng béo, mập không phải đã tốt. Mập mạp là đầy đủ dinh dưỡng vi chất. Thực ra thì bé mập chỉ thích mỗi cái là nhìn dễ thương, đã mắt và được khen nuôi con giỏi mà thôi.

Nuôi con hãy theo sự tăng trưởng toàn diện, đừng nuôi theo lời của những người xung quanh. Hãy cân nhắc tác hại trước mắt và về lâu dài, lẫn những tác hại y khoa mà bác sĩ vừa kể trên mà chăm nuôi con thật tiết chế và chuẩn mực và đầy đủ.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính