Bé 5 tuổi bị ngất do tụt đường huyết, bác sĩ cảnh báo thói quen dễ mắc phải

Bị ho sốt 3 ngày khiến trẻ ăn uống kém. Hơn nữa ở nhà trẻ thường xuyên ăn sáng muộn. Kết quả trẻ bị ngất do tụt đường huyết.

Các bác sĩ khoa Nhi, BV ĐK tỉnh Cao Bằng mới tiếp nhận bệnh nhi D.Q.V. (5 tuổi), nhập viện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi đáp ứng chậm, ho có đờm.

Theo lời người nhà kể, trẻ xuất hiện ho sốt 3 ngày nay ăn uống kém, trẻ ở nhà thường xuyên ăn sáng muộn. Sau đó trẻ tự nhiên ngất xỉu được người nhà đưa vào viện ngay.

Tại bệnh viện, các bác sĩ thăm khám làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán: Hạ đường huyết/viêm phế quản.

  Chế độ ăn uống không đầy đủ, không đúng bữa có thể gây hạ đường huyết ở trẻ. Ảnh minh họa

Chế độ ăn uống không đầy đủ, không đúng bữa có thể gây hạ đường huyết ở trẻ. Ảnh minh họa

Hạ đường huyết ở trẻ em hay còn gọi là đường huyết thấp là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Các triệu chứng của bệnh thường kết hợp với các rối loạn chức năng khác như trẻ cảm thấy đói cồn cào, co thắt dạ dày, chân tay bủn rủn, mệt lả…

Hạ đường huyết không chỉ xảy ra ở người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải. Hạ đường huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, nguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ em phần lớn là do chế độ ăn uống không đầy đủ, không đúng bữa.

Trẻ em thường mải chơi quên ăn, đặc biệt trong lúc các bé nghỉ hè, thời gian ngủ, nghỉ của các bé không theo giờ giấc, có trẻ sẽ ngủ quên đến trưa, ăn uống không điều độ đúng giờ, nhất là những trẻ đang bị ốm, ăn uống kém nhiều ngày.

Khi trẻ bị đói sẽ khiến lượng đường huyết trong máu giảm và thân nhiệt của trẻ dễ hạ thấp, nếu không kịp thời cho trẻ ăn và bổ sung dinh dưỡng sẽ khiến lượng đường huyết của trẻ nhanh chóng bị suy giảm.

Khi thấy trẻ có có vẻ mặt hốt hoảng, vã mồ hôi, da xanh tái, run rẩy, khó chịu cáu gắt, đói cồn cào, mệt mỏi, đánh trống ngực. Trẻ nhỏ hơn thì khóc lè nhè kèm ngủ gà gật. Cần chú ý bởi có thể là dấu hiệu của trẻ hạ đường huyết.

Đối với trẻ lớn, khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị hạ đường huyết, cha mẹ cần cho con ăn ngay, các loại thức ăn như bột, cháo, sữa… Những ngày sau, nên cho trẻ ăn nhiều bữa, chia đều khoảng thời gian trong ngày để cho trẻ ăn.

Đối với những trẻ đẻ non 35 - 36 tuần hoặc đẻ đủ tháng, mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ. Nếu trẻ không bú được cần được bác sĩ chăm sóc bằng việc truyền dung dịch đường.

Hạ đường huyết ở trẻ sẽ không quá nguy hiểm nếu như người lớn biết cách nhận biết và có biện pháp xử trí kịp thời. Khi trẻ có các biểu hiện nghi ngờ bị hạ đường huyết, người lớn cần theo dõi trẻ và đưa trẻ đến khám sớm tại các cơ sở y tế gần nhất.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính