Bánh mỳ có phải là hàng hóa thiết yếu?

Sở Công thương Khánh Hòa vừa ban hành văn bản hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu mà người dân có thể đi mua khi thực hiện giãn cách xã hội.

Tối 19/7, Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa đã ban hành văn bản số 1153/SCT-TMXNK gửi Sở GTVT và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội.

Theo hướng dẫn của Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa, hàng hóa thiết yếu bao gồm:

Hàng thực phẩm tươi sống: thịt (các sản phẩm từ thịt), thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản), rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả), trái cây, trứng (các sản phẩm từ trứng).

Hàng công nghệ phẩm: Bánh, kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật, sữa các loại, mì gói và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hằng ngày của người dân, nước uống, nước ngọt đóng chai, thùng, lon…

Lương thực: Gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn, bột, tinh bột (các sản phẩm từ tinh bột).

Như vậy, theo hướng dẫn của Sở Công thương Khánh Hòa thì bánh mỳ chính là lương thực, được làm từ tinh bột.

Ngoài ra còn có thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, khẩu trang, sản phẩm dùng để rửa tay, tắm giặt, gội, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh. Bên cạnh đó còn có các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông như xăng dầu, gas, khí đốt và các nguyên, nhiên liệu khác phục vụ sản xuất, đời sống như dịch vụ cung cấp điện, nước. Thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.

Bánh mỳ có phải là hàng hóa thiết yếu? 0

Trong thời gian Khánh Hòa thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng hóa thiết yếu vẫn được phép hoạt động; người dân được phép ra đường để mua các mặt hàng này.

Tuy nhiên, ngày 18/7, tại phường phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang (Khánh Hòa), một nam công nhân đi ra đường mua bánh mỳ và nước đã bị tổ kiểm tra liên ngành phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang (Khánh Hòa) thu giữ giấy tờ, phương tiện.

Phó chủ tịch UBND phường này khi đó nói với người bị giữ xe rằng "bánh mì không phải lương thực, thực phẩm thiết yếu".

Vụ việc khiến dư luận bức xúc vì câu nói này của vị Phó Chủ tịch phường. Rất nhiều ý kiến của cư dân mạng thể hiện sự phản đối đối với cách ứng xử cũng như quan điểm của vị cán bộ này.

Đến ngày 19/7, cơ quan chức năng phường Vĩnh Hòa đã trả lại xe, giấy tờ cho nam công nhân. 

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính