Để chứng minh điều này, bạn hãy nhìn vào dấu cộng giữa bức ảnh bên dưới và không liếc sang chỗ khác.
Bạn sẽ phát hiện những khuôn mặt người trong ảnh bỗng trở nên méo mó như "quái vật".
Các khuôn mặt bắt đầu biến dạng sau khi bạn nhìn tập trung vào dấu cộng. Càng nhìn lâu bạn sẽ cảm thấy sự biến dạng càng lớn.
Tại sao điều này lại xảy ra?
Nguyên nhân là do võng mạc (đáy mắt) của chúng ta có một khu vực gọi là điểm vàng. Nơi này có phần lớn thụ thể trong nhãn cầu và nhờ đó chúng ta có thể nhìn thấy một khu vực nào đó rõ hơn.
Khu vực này được gọi là khu vực chính của tầm nhìn. Nó chiếm 10% toàn bộ tầm nhìn và cho thấy mắt chúng ta đang trực tiếp tập trung vào đâu.
Trong trường hợp khi bạn nhìn vào bức ảnh trên, khu vực chính của tầm nhìn trống không, chỉ có một vùng tối và một dấu cộng trắng.
Bộ não cố gắng tiếp nhận thông tin từ các khu vực bên ngoài của tầm nhìn, đó là các hình ảnh liên tục thay đổi ở bên trái và bên phải.
Tuy nhiên nguồn thông tin này "không đáng tin cậy", nên bộ não cố gắng kết hợp chúng vào một. Nó cũng cố gắng xử lý thông tin trong thời gian ngắn bởi hình ảnh chuyển đổi quá nhanh.
Kết quả là chúng ta không thể phân biệt các khuôn mặt, bộ não chỉ đơn giản là kết hợp các bộ phận khác nhau trên các khuôn mặt khác nhau lại làm một. Chính vì vậy chúng ta mới thấy những khuôn mặt méo mó như "quái vật".
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Bằng chứng bạn không bao giờ nên tin 100% những gì mình thấy tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].