Bản lam căn là vị thuốc được sử dụng nhiều trong các vị thuốc do mang lại nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc,... Cùng tìm hiểu tác dụng của bản lam căn và các cách sử dụng qua bài viết dưới đây nhé!
1 Giới thiệu chung về bản lam căn
Bản lam căn là cây gì?
Bản lan căn là cây thân thảo, có rễ cọc với lá mọc so le, hình mác. Hoa của bản lan căn mọc thành cụm, ở ở kẽ lá, màu vàng, có 4 cánh. Củ, rẽ, lá là các bộ phận được sử dụng nhiều trong các vị thuốc dân gian.
Bản lam căn là loài cây được được trồng nhiều tại Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Tại Việt Nam, cây được trồng tại Sa Pa, Lai Châu và Vườn thuốc của Trung tâm nghiên cứu cây trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội – Viện Dược liệu,... Đây là loài cây ưa sáng và ưa ẩm, trồng được trên nhiều loại đất. Cách trồng và chăm bón tương tự rau cải hay su hào,...
Bản lam căn là loài cây được sử dụng nhiều trong các vị thuốc
Thành phần hóa học của bản lam căn
Mỗi bộ phận của cây bản lam căn có chứa những thành phần hóa học khác nhau như:
- Lá khô: chứa nhiều ancaloit như indigotin, indirubin, 5-hydroxy-2-indolinone, deoxyvascinone, tryptanthrin,... và các chất khác như lignans, sắt, titan, mangan, kẽm, đồng, coban,...
- Rễ: chứa ancaloit, flavonoid, lignans, hợp chất lưu huỳnh, axit palmitic, axit salicylic,...
Mỗi thành phần của cây bản lam căn chứa các hoạt chất khác nhau
2 Tác dụng của bản lam căn theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, bản lam căn có tính mát. Đây là vị thuốc được ứng dụng làm thuốc hạ sốt trong bệnh tinh hồng nhiệt, điều trị thương hàn, cảm hoặc sởi.
Theo Y học cổ truyền, bản lam căn có tính mát
3 Tác dụng của bản lam căn theo Y học hiện đại
Kháng khuẩn
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ lá cây của bản lam căn có tác dụng kháng khuẩn đối với một số loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Staphylococcus albus, Streptococcus A và Streptococcus B,...
Ngoài ra, trong rễ có chứa tryptanthrin. Chất này là thành phần kháng khuẩn chính giúp ức chế một số loại vi khuẩn như Escherichia coli , Staphylococcus epidermidis , Pneumococcus , Himophilus influenzae và Streptococcus,...
Chiết xuất từ lá cây của bản lam căn có tác dụng kháng khuẩn
Kháng viêm
Theo một số nghiên cứu, chiết xuất tinh dầu trong lá câu bản lam căn có tác dụng ức chế tình trạng viêm khớp do methanal gây ra ở chuột cũng như ức chế đáp ứng viêm tại chỗ do xylen gây ra trên thỏ.
Chiết xuất ethanol 70% có nguồn gốc từ rễ bản lam căn có thể ức chế tình trạng sưng tai do xylen gây ra ở chuột.
Chiết xuất tinh dầu trong lá câu bản lam căn có tác dụng ức chế tình trạng viêm khớp
Ngăn ngừa ung thư
Indirubin là một chất được chiết xuất từ cây bản lam căn. Theo một nghiên cứu trên động vật, đây là chất ức chế sự phát triển của khối u cũng như ức chế sự phát triển của bạch cầu tủy mạn tính.
Indirubin tham gia điều hòa quá trình trao đổi chất của các tế bào ung thư phổi. Ngoài ra, Curdione được phân lập từ rễ cây bản lam căn có thể ức chế sự sự phát triển của tế bào ung thư gan và ung thư buồng trứng.
Hoạt chất trong cây bản lam căn ức chế sự phát triển của khối u
Kháng virus
Theo một số nghiên cứu trên chuột, epigoitrin có tác dụng làm giảm tình trạng viêm phổi. Một số chất trong bản lam căn cũng được đánh giá là có tác dụng trong quá trình chống lại virus corona SARS. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn khá mới và chưa được đánh giá toàn diện.
Theo một nghiên cứu khác thì chiết xuất từ rễ của cây bản lam căn có tác dụng ức chế virus cúm gia cầm H7N9. Vì vậy, trong tương lai, vị thuốc này có thể được ứng dụng rộng rãi trong điều trị tình trạng viêm họng hay viêm mũi.
Chiết xuất từ rễ của cây bản lam căn có tác dụng ức chế virus cúm gia cầm H7N9
Giúp loại bỏ nội độc tố
Nội độc tố là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của vi khuẩn G(-), kích thích cơ thể giải phóng ra các yếu tố gây viêm. Theo một số nghiên cứu, chiết xuất từ lá của cây bản lam căn giúp trung hòa và phân hủy nội độc tố của các vi khuẩn gây bệnh trên chuột.
Một nghiên cứu khác trên chuột cũng chỉ ra rằng, chiết xuất chloroform trong lá của bản lam can có tác dụng chống lại nội đội tố của vi khuẩn Escherichia coli.
Chiết xuất bản lam căn có thể phân hủy nội độc tố của các vi khuẩn
Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên
Theo một thống kê trên 56 người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên được điều trị bằng hạt hoặc rễ của cây bản lam căn đã chỉ ra rằng, hiệu quả điều trị lên tới 98,21%, cao hơn 80,36% đối tượng chỉ được điều trị bằng ribavirin.
Một nghiên cứu khác với 60 trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên, với tỷ lệ hiệu quả điều trị với người sử dụng chiết xuất từ hạt và rễ của cây bản lan căn là 100% cao hơn so với 87% ở nhóm đối chứng chỉ được điều trị bằng ribavirin.
Bản lam căn hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên
Tăng cường miễn dịch
Lá cây bản lam căn có thể thúc đẩy tế bào lympho tiết IL-2. Đây là một nghiên cứu trên chuột hứa hẹn tác dụng tăng cường miễn dịch của hoạt chất này.
Ngoài ra, polysaccharide có trong rễ cũng thúc đẩy miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch dịch thể hoặc miễn dịch tế bào. Theo một nghiên cứu, tiêm polysaccharide 50mg/kg vào phúc mạc của chuột sẽ làm tăng chức năng miễn dịch bằng cách tăng trọng lượng lách cũng như tổng số bạch cầu và lympho bào.
Lá cây bản lam căn có tác dụng tăng cường miễn dịch
Bảo vệ tế bào gan
Theo một nghiên cứu trên 32 trường hợp vàng da do viêm gan được điều trị bằng lá của cây bản lam căn kết hợp với một số vị thuốc khác cho thấy hiệu quả cải thiện viêm gan truyền nhiễm lên tới 94%.
Một nghiên cứu khác trên 45 bệnh nhân có viêm gan cấp tính cũng chỉ ra rằng, khi sử dụng rễ cây bản lam căn kết hợp với một số hoạt chất khác giúp giảm các triệu chứng liên quan đến viêm gan 91%.
Bản lam căn có tác dụng bảo vệ tế bào gan
Hỗ trợ điều trị mụn cóc
Một nghiên cứu với 28 trường hợp bị mụn cóc đã chỉ ra rằng, khi kết hợp lá và rễ của cây bản lam căn cùng với những vị thuốc khác đã cho một số hiệu quả như 14 trường hợp đã khỏi, 12 trường hợp cải thiện và 2 trường hợp không hiệu quả.
Với 35 trường hợp mụn mủ lòng bàn tay và bàn chân, khi được đắp lá có vị thuốc chứa cây bản lam căn đã cho tỷ lệ cải thiện các triệu chứng lên tới 68,57%.
Cây bản lam căn hỗ trợ điều trị mụn cóc
Hỗ trợ điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai
Theo một thống kê trên 92 trẻ mắc quai nị được điều trị bằng lá của cây bản lam căn và ganciclovir đã cho thấy các triệu chứng như sốt, sưng, đau tuyến nước bọt giảm đáng kể so với nhóm đối chứng.
Ngoài ra thì việc sử dụng thuốc mỡ kết hợp với hạt và rễ của cây bản lam căn cũng giúp các triệu chứng cải thiện. Ngoài ra, vẫn chưa ghi nhận trường hợp xuất hiện tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
Cây bản lam căn cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tuyến nước bọt
4 Cách sử dụng bản lam căn hiệu quả, an toàn
Liều dùng của cây bản lam căn phụ thuộc vào bài thuốc được sử dụng. Theo khuyến cáo, bản lam căn nên được sử dụng với liều lượng dao động từ 10 - 30 g/ngày. Để điều trị hiệu quả, vị thuốc này sẽ được kết hợp với nhiều thành phần khác.
Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia khi sử dụng vị thuốc này
5 Một số bài thuốc có sử dụng bản lam căn
Lưu ý rằng trước khi sử dụng bất kì loại thảo dược hoặc dược liệu nào để chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ y học cổ truyền. Đồng thời, tìm hiểu về cách sử dụng các loại dược liệu và liều lượng cụ thể để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Bài thuốc tiêu viêm, trị bệnh ngoài da
Để điều trị các bệnh ngoài da, cần tiến hành sắc các vị thuốc dưới đây và uống thay cho trà:
- Bản lam căn: 60g.
- Cam thảo: 15g.
- Kim ngân hoa: 60g.
Bản làm căn có trong bài thuốc tiêu viêm, trị bệnh ngoài da
Bài thuốc chữa quai bị, phòng cảm cúm
Để điều trị quai bị hoặc phòng cảm cúm thì nên sử dụng 60 g bản lam căn mỗi ngày. Bạn cần tiến hành hãm với nước sôi để uống thay cho trà.
Bản lam căn là thành phần trong bài thuốc chữa quai bị, phòng cảm cúm
Bài thuốc trị viêm phổi, bệnh độc thời kỳ sốt cao
Để hỗ trợ điều trị tình trạng viêm phổi nên sắc hỗ hợp dưới đây với nước, chia 2 lần uống mỗi ngày:
- Bản lam căn: 30g.
- Rau diếp cá: 30g.
- Hoa cúc: 30g.
- Bách tử thảo: 15g.
- Cam thảo: 10g.
Bản lam căn có mặt trong bài thuốc chữa viêm phổi
Bài thuốc trị sùi mào gà
Để giảm các triệu chứng của sùi mào gà, cần tiến hành sắc các nguyên liệu dưới đây với 1 lít nước, sau khi cạn một nửa thì đem ngâm nơi bị bệnh với hỗn hợp thu được. Lưu ý, cần thực hiện 2 lần mỗi ngày trong khoảng 1 tuần. Các vị thuốc được sử dụng có thể kể đến như:
- Bản lam căn: 30g.
- Mã xĩ hiện: 30g.
- Bại mang tiêu: 20g.
- Tương thảo: 20g.
- Biển súc: 20g.
- Thổ phục linh: 20g.
Bản lam căn có mặt trong bài thuốc trị sùi mào gà
Bài thuốc trị quai bị
Để giảm các triệu chứng quai bị, có thể sắc các vị thuốc dưới đây với 500ml rồi chắt đến khi cạn một nửa, mỗi ngày uống 2 lần. Bài thuốc dân gian để điều trị quai bị bao gồm:
- Bản lam căn: 18g.
- Xích tiểu đậu: 15g.
- Vị thanh: 6g.
- Kim ngân hoa: 6g.
- Cam thảo: 3g.
Bản lam căn có mặt trong bài thuốc trị quai bị
Bài thuốc trị viêm kết mạc cấp tính
Để điều trị viêm kết mạc cấp tính, tiến hành sắc hỗn hợp các nguyên liệu dưới đây mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi bệnh:
- Bản lam căn: 20g.
- Bồ công anh: 18g.
- Hoàng Liên: 10g.
- Đại hoàng: 10g.
- Hoa địa đĩnh: 15g.
- Liên kiều: 15g.
Bản lam căn có mặt trong bài thuốc trị viêm kết mạc cấp tính
Bài thuốc chữa bệnh gan mạn tính
Những người có triệu chứng của viêm gạn mạn tính có thể tiến hành sắc mỗi ngày một thang thuốc dưới đây rồi chia thành 2 lần uống vào buổi sáng và tối để giảm các triệu chứng của bệnh. Các nguyên liệu có thể kể đến như:
- Bản lam căn: 15g.
- Điền cơ hoàng: 30g.
- Kê cốt thảo: 12g.
- Bạch thược: 12g.
- Nhân trần: 12g.
- Hoàng cầm: 9g.
- Sài hồ: 16g.
- Cam thảo: 16g.
Bản lam căn có mặt trong bài thuốc chữa bệnh gan mạn tính
Bài thuốc hạ sốt, chữa cảm cúm
Để hỗ trợ điều trị tình trạng sốt hay cảm cúm có thể sắc 40g bản lam căn cùng với 20g khương hoạt với nhau. Người bệnh uống mỗi ngày thay trà cho đến khi khỏi bệnh.
Bản lam căn có mặt trong bài thuốc hạ sốt
6 Lưu ý khi sử dụng bản lam căn
Mặc dù, bản lam căn mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng những đối tượng dưới đây cần hạn chế dùng vị thuốc này:
- Tỳ vị hư: Người có các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng.
- Những người có một số vấn đề như: bị bệnh mạn tính, mới ốm dậy,...
- Thời gian: Không sử dụng lâu dài và quá liều lượng để tránh ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.
Người khó tiêu không nên dùng bản lam căn
Xem thêm:
- 16 tác dụng của cây tầm bóp và các bài thuốc, lưu ý sử dụng
- Cỏ ngọt là gì? 8 tác dụng của cỏ ngọt đối với sức khỏe bạn nên biết
Bản lam căn là một trong những vị thuốc đã được sử dụng từ xa xưa để điều trị nhiều vấn đề của cơ thể. Vì vậy, nếu muốn sử dụng vị thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để nhận được những tư vấn hiệu quả nhé!
Bạn đang xem bài viết Bản lam căn: Công dụng, cách dùng và bài thuốc trị bệnh tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].