Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bạch tật lê có tác dụng gì? 11 bài thuốc bạch tật lê tốt cho sức khỏe

Từ xa xưa, bạch tật lê được biết đến là một vị thuốc với vô vàn lợi ích đối với sức khỏe. Đặc biệt với công dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới. Hãy cùng tìm hiểu thêm về công dụng của cây bạch tật lê qua bài viết này nhé!

1 Giới thiệu về bạch tật lê

Bạch tật lê hay còn gọi là gai ma vương là một loại dược liệu mang tên “thần dược Viagra”. Bạch tật lê còn được biết đến với tên khoa học là Tribulus terrestris thuộc họ Zygophyllaceae (họ Tật lê).

Mô tả cây

Bạch tật lê là loài cây thân thảo, mọc bò lan trên mặt đất tạo thành những thảm trải rộng, xanh mướt. Lá của cây là lá kép lông chim, mọc đối xứng hai bên thân có hình bầu dục. Đặc biệt phần mặt trên lá nhẵn và mặt dưới được bao phủ bởi một lớp lông trắng mịn .

Quả của bạch tật lê có 5 cạnh, dạng hình cầu, mang những gờ chạy dọc theo thân quả, trên mỗi gờ có những gai nhỏ xếp thành cặp đối xứng nhau tạo nên "bộ giáp" bảo vệ cho quả. Mỗi cặp gai gồm 1 gai dài và 1 gai ngắn, xếp xen kẽ nhau.

Bạch tật lê là loài cây thân thảo, mọc bò lan trên mặt đất

Bạch tật lê là loài cây thân thảo, mọc bò lan trên mặt đất

Bộ phận dùng - Thu hái, chế biến

Người ta thường sử dụng quả của bạch tật lê (quả có cả gai) trong các vị thuốc. Phương pháp chế biến thường được áp dụng cho loại dược liệu này là sao cho cháy gai hoặc có thể dùng sống. 

Người ta thường sử dụng quả của bạch tật lê (quả có cả gai) trong các vị thuốc

Người ta thường sử dụng quả của bạch tật lê (quả có cả gai) trong các vị thuốc

Thành phần hóa học

Quả tật lê chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng về mặt y học, ví dụ như saponin steroid (tigogenin, neotigogenin, gitogenin, neogitogenin, hecogenin, neohecogenin, diosgenin). Ngoài ra, còn có các flavonoid, sterol, alkaloid, tannin và tinh dầu.

Bạch tật lê là loại dược liệu có ích đối với sức khỏe của chúng ta

Bạch tật lê là loại dược liệu có ích đối với sức khỏe của chúng ta

2 Tác dụng của bạch tật lê theo Y học cổ truyền

Theo các học thuyết Y học cổ truyền, bạch tật lê có vị đắng tính bình, nếu sao cháy gai thì có tính ấm. Quy kinh can, phế. Công năng của quả tật lê bao gồm hành huyết, phát tán phong hàn, bình can và thắng thấp.

Hiện nay, loại dược liệu này thường được tắc sữa, mắt đỏ, thận yếu, di tinh, phong ngứa ,...

Bạch tật lê giúp trị tắc sữa, thận yếu, di tinh, phong ngứa

Bạch tật lê giúp trị tắc sữa, thận yếu, di tinh, phong ngứa

3 Tác dụng của bạch tật lê theo Y học hiện đại

Đến thời điểm hiện tại, nhiều nghiên cứu về đặc tính sinh học cũng như tác dụng dược lý của bạch tật lê đã được tiến hành chứng minh các tác dụng của bạch tật lê qua góc nhìn của y học hiện đại .

Cải thiện chức năng tình dục

Hai hoạt chất protodioscin và protogracillin tăng cường chuyển hóa testosterone thành dihydrotestosterone giúp tăng cường ham muốn tình dục đồng thời cân bằng nồng độ estrogen, progesterone và pregnenolone cải thiện khả năng cương cứng.

Ngoài ra, để cải thiện số lượng, khả năng di động và ít dị dạng của tinh trùng người ta có thể sử dụng bạch tật lê.

Bạch tật lê giúp tăng cường sinh lực phái nam, tránh những tình huống khó xử xảy ra

Bạch tật lê giúp tăng cường sinh lực phái nam, tránh những tình huống khó xử xảy ra

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Nhờ cơ chế bảo vệ cơ tim chống lại các tổn thương do thiếu máu cục bộ, tái tưới máu thông qua protein kinase C epsilon của tribulosin có trong bạch tật lê.

Kết hợp với việc các hợp chất phenol tồn tại trong bạch tật lê làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần , LDL-cholesterol trong huyết thanh. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ hiệu quả của bạch tật lê trong điều trị các bệnh tim mạch và bảo vệ tế bào tim .

Bạch tật lê bảo vệ tế bào tim và giảm cholesterol toàn phần

Bạch tật lê bảo vệ tế bào tim và giảm cholesterol toàn phần

Tăng cường miễn dịch, chống viêm

Các nghiên cứu đã cho thấy cơ chế trong các hoạt động miễn dịch, chống viêm của bạch tật lê được thể hiện qua việc ức chế biểu hiện của cyclooxygenase-2 (COX-2).

Bên cạnh đó, chúng còn ngăn chặn sự biểu hiện của các cytokine tiền viêm như TNF-α, interleukin-4 và cảm ứng nitric oxid synthetase bằng lipopolysaccharide .

Bạch tật lê giúp tăng cường đề kháng, chống chọi với tác nhân xấu

Bạch tật lê giúp tăng cường đề kháng, chống chọi với tác nhân xấu

Tốt cho bệnh đái tháo đường

Bạch tật lê giúp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường thông qua hai cơ chế tăng sản xuất insulin và giảm tình trạng đề kháng insulin ở các mô . 

Bạch tật lê kích hoạt cơ thể tăng tiết insulin giúp kiểm soát đường huyết

Bạch tật lê kích hoạt cơ thể tăng tiết insulin giúp kiểm soát đường huyết

Một số tác dụng khác của bạch tật lê

Ngoài các tác dụng tiêu biểu trên, bạch tật lê còn có vô vàn lợi ích đối với sức khỏe như: 

  • Bảo vệ chức năng gan và thận.
  • Chống trầm cảm và giải lo âu nhờ cơ chế tăng nồng độ dopamin trong não. 
  • Hoạt tính giảm đau được ứng dụng chữa đau đầu, đau mắt đỏ, đau lưng, đau họng.
  • Làm tăng sức mạnh cơ bắp, tăng cường sự dẻo dai .
  • Hoạt tính kháng khuẩn của bạch tật lê đối với E.coli và S.aureus đã giúp tạo môi trường cho các lợi khuẩn nhờ đó cải thiện chức năng đường ruột .

Bạch tật lê giúp cải thiện hoạt động đường ruột

Bạch tật lê giúp cải thiện hoạt động đường ruột

4 Các bài thuốc từ bạch tật lê

Đến nay đã có nhiều bài thuốc từ bạch tật lê được ứng dụng trong hỗ trợ cải thiện các tình trạng bệnh lý. Dưới đây là một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo :

Bài thuốc trị đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt

Khi gặp tình trạng đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể sử dụng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: 12g đương quy, 12g quả bạch tật lê.
  • Cách làm: Đem các thành phần này sắc với 400ml nước đến khi còn khoảng 200ml. Liều dùng hằng ngày là 100ml x 2 lần/ngày.

Bài thuốc phối hợp đương quy, quả bạch tật lê trị đau bụng kinh

Bài thuốc phối hợp đương quy, quả bạch tật lê trị đau bụng kinh

Bài thuốc trị lở loét và ngứa ngáy da

Để trị lở loét và ngứa ngáy da, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau: 

  • Chuẩn bị: phương thuốc gồm ý dĩ và ké đầu ngựa mỗi thứ 3g, kinh giới 6g, bạch tật lê 9g và thổ phục linh 6g.
  • Cách làm: sắc để lấy nước uống, bạn có thể trị lở loét và ngứa da.

Phương thuốc gồm ý dĩ và ké đầu ngựa, kinh giới, bạch tật lê, thổ phục linh trị lở loét

Phương thuốc gồm ý dĩ và ké đầu ngựa, kinh giới, bạch tật lê, thổ phục linh trị lở loét

Bài thuốc trị đau và nhức mắt

Bạn có thể áp dụng bài thuốc sau trong điều trị đau và nhức mắt:

  • Chuẩn bị: quả bạch tật lê.
  • Cách làm: bỏ bạch tật lê vào chén trà, hãm nóng rồi đưa mắt vào, hơi nóng sẽ giúp xoa dịu cơn đau.

Dùng hơi nóng khi hãm quả bạch tật lê sẽ giúp làm dịu cơn đau mắt

Dùng hơi nóng khi hãm quả bạch tật lê sẽ giúp làm dịu cơn đau mắt

Bài thuốc trị chứng giảm thị lực, chảy nước mắt, ngứa và đau mắt

Khi bạn gặp các triệu chứng như giảm thị lực, chảy nước mắt, ngứa và đau mắt, hãy áp dụng bài thuốc sau: 

  • Chuẩn bị: 14g bạch cúc, 12g quả tật lê.
  • Cách làm: đun các dược liệu với 3 chén nước, đến khi lượng nước còn khoảng 2 chén, chia thành 2 lần sáng – tối.

Bài thuốc gồm bạch cúc, quả tật lê được dùng trị chảy nước mắt

Bài thuốc gồm bạch cúc, quả tật lê được dùng trị chảy nước mắt

Bài thuốc trị chóng mặt và đau đầu do dương can thăng

Kinh nghiệm dân gian trong chữa chóng mặt, đau đầu do can hỏa vượng nên sử dụng bài thuốc sau: 

  • Chuẩn bị: sắc cẩu đằng, ngưu tất và bạch tật lê.
  • Cách làm: sắc uống . 

Sắc cẩu đằng, ngưu tất và bạch tật lê trị chóng mặt, đau đầu do can hỏa vượng

Sắc cẩu đằng, ngưu tất và bạch tật lê trị chóng mặt, đau đầu do can hỏa vượng

Bài thuốc trị chứng ngứa ngoài da mãn tính

Khi cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng của ngứa ngoài da mãn tính, bạn có thể sử dụng bài thuốc sau đây: 

  • Chuẩn bị: rễ phòng phong, bạch tật lê và ve sầu.
  • Cách làm: sắc lấy nước uống.

Rễ phòng phong phối hợp với bạch tật lê, ve sầu giúp chữa chứng ngoài da mãn tính

Rễ phòng phong phối hợp với bạch tật lê, ve sầu giúp chữa chứng ngoài da mãn tính

Bài thuốc cải thiện sinh lực cho nam giới

Bài thuốc bổ thận tráng dương gồm: 

  • Chuẩn bị: kết hợp 1000g bạch tật lê đã được sao vàng với 300g dâm dương hoắc, kỷ tử và viễn chí mỗi thứ 200g, 10 lít rượu trắng.
  • Cách làm: ngâm rượu trong khoảng 30 ngày là có thể sử dụng.

Phối hợp bạch tật lê đã được sao vàng với các dược liệu khác giúp bổ thận tráng dương

Phối hợp bạch tật lê đã được sao vàng với các dược liệu khác giúp bổ thận tráng dương

Bài thuốc trị bứt rứt vùng thượng vị, ngực, tắc sữa và cương vú

Trường hợp can khí uất với các biểu hiện vú cương, cảm giác bứt rứt vùng thượng vị, ngực, tắc sữa chúng ta dùng bài thuốc giải uất, sơ can lý khí gồm:

  • Chuẩn bị: thanh bì, sài hồ, tật lê và hương phụ
  • Cách làm: sắc để uống.

Bài thuốc gồm thanh bì, sài hồ, tật lê và hương phụ trị tắc sữa

Bài thuốc gồm thanh bì, sài hồ, tật lê và hương phụ trị tắc sữa

Bài thuốc trị chứng hoa mắt, đau đầu, chóng mặt

Sử dụng các vị thuốc sau: 

  • Chuẩn bị: bạch thược, cúc hoa, bạch tật lê và câu đằng với công năng bình can tiềm dương giúp làm giảm các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, đau đầu.
  • Cách làm: sắc uống hằng ngày.

Sử dụng bạch thược, cúc hoa, bạch tật lê và câu đằng giảm các triệu chứng hoa mắt, đau đầu

Sử dụng bạch thược, cúc hoa, bạch tật lê và câu đằng giảm các triệu chứng hoa mắt, đau đầu

Bài thuốc trị loét miệng, viêm họng, viêm chân răng

Có nhiều bài thuốc dùng bạch tật lê để trị loét miệng, viêm họng, viêm chân răng. Bạn có thể thử 2 cách sau đây: 

  • Cách 1: dùng bột dược liệu nấu với nước 3 lần để cô thành cao đặc. Sau đó trộn với mật ong. Hỗn hợp này được dùng để bôi lên vị trí loét. 
  • Cách 2: Phối hợp tật lê với ngũ bội tử, mộc tặc, hắc phàm, nhục quế. Tán thành bột, bôi trực tiếp lên vùng bị loét sau 5-10 phút súc miệng lại bằng nước lọc . 

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đái dầm ở trẻ em

Bài thuốc có tác dụng bổ thận trị thận hư - một trong những nguyên nhân gây ra đái dầm ở trẻ em:

  • Chuẩn bị: nguyên liệu gồm quả tật lê khô, hoàng kỳ, phục linh, sơn thù.
  • Cách làm: sắc với lửa nhỏ trong 1 - 1,5 giờ.

Sắc với lửa nhỏ bài thuốc gồm quả tật lê khô, hoàng kỳ, phục linh, sơn thù trị đái dầm ở trẻ em

Sắc với lửa nhỏ bài thuốc gồm quả tật lê khô, hoàng kỳ, phục linh, sơn thù trị đái dầm ở trẻ em

5 Lưu ý khi dùng bạch tật lê

Tuy nhiên, khi sử dụng bạch tật lê cần có sự tư vấn của bác sĩ và lưu ý khi sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn: 

  • Nếu dùng bạch tật lê quá liều, sẽ xuất hiện các tác dụng bất lợi đối với sức khỏe như hội chứng vú to ở nam, rối loạn vận động, tiêu chảy, đau dạ dày và liệt chi. 
  • Không sử dụng trên những người bệnh khí huyết yếu hư. 
  • Cần có sự tư vấn từ bác sĩ, thầy thuốc khi sử dụng .

Xem thêm:

  • Bạch tật lê có thực sự là thần dược tăng cường sinh lực nam giới không?
  • Đương quy có tác dụng gì? 11 công dụng của đương quy với sức khỏe
  • Nha đam có tác dụng gì? 11 công dụng của nha đam với sức khoẻ và da

Bài viết trên trình bày các tác dụng của bạch tật lê đối với sức khỏe và các phương thuốc từ bạch tật lê. Nếu thấy bài viết trên cung cấp những thông tin bổ ích, hãy chia sẻ đến mọi người xung quanh bạn nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính