1. Những mẹ vừa mới sinh chưa được 2 năm
Bất kể bạn sinh thường hay sinh mổ cũng không nên mang bầu lần thứ hai ngay khi bé lớn chưa được 2 tuổi.
Bởi vì, việc sinh nở mất rất nhiều tinh thần, sức lực. Ngay cả khi bạn đẻ thường, cơ thể hồi phục nhanh cũng không nên vội mang bầu.
Vì thực tế, lúc này cơ thể mới phục hồi về cơ bản chứ chưa hoàn toàn hồi phục, lập tức mang bầu chỉ làm tăng gánh nặng xuống tử cung.
Tất nhiên, với những mẹ sinh mổ càng không nên có bầu sớm. Vết thương mổ lấy thai ít nhất phải mất 2 năm để hoàn thiện.
Nếu như trong giai đoạn hồi phục, mẹ lại mang bầu, rất dễ gây ra mang bầu ngoài tử cung. Kể cả mang bầu thuận lợi, việc bầu to dần, cũng có thể ảnh hưởng đến vết thương, thậm chí có thể làm nứt, chảy máu, đe dọa tính mạng của mẹ.
2. Bé lớn còn quá nhỏ
Việc sinh con thứ 2 quá sớm như phần trên đã nói, chủ yếu là do khía cạnh sức khỏe người mẹ, còn ở một khía cạnh khác, việc sinh bé 2 sớm còn không tốt cho tâm lý của anh/chị bé.
Việc có thêm một đứa trẻ trong nhà không đơn giản như thêm miệng ăn thì thêm đôi đũa, cái bát, mà còn rất nhiều yếu tố khác, trong đó có vấn đề cảm xúc của bé lớn.
Con đã sẵn sàng để có em, phải nhường mẹ cho một em bé khác chưa?
Đặc biệt những em bé 2,3 tuổi đang trong giai đoạn tâm lý phức tạp, nhiều lo lắng. Đến lúc sinh bé thứ 2, gia đình mới nhận ra có rất nhiều việc không thể đảm bảo công bằng cho cả 2 đứa trẻ.
Phải làm sao khi em bé cần mẹ, nhưng bé lớn cũng cần mẹ? Con còn quá nhỏ để có thể hiểu được phải chia sẻ, nhường mẹ cho một người khác.
Nhiều trường hợp gia đình phải dồn mối quan tâm vào bé sơ sinh, làm bé lớn bị tổn thương, cho rằng mọi người không quan tâm tới mình. Vì vậy, việc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm sinh lý của con. Chưa kể việc hai anh em gần bằng tuổi nhau tranh giành, mâu thuẫn, gây ra nhiều vấn đề gia đình.
3. Điều kiện kinh tế không cho phép
Một số bà mẹ nghĩ rằng việc sinh con liền nhau sẽ giúp mẹ cùng lúc chăm sóc cả 2, tiết kiệm thời gian hơn đẻ cách xa.
Đến khi hai con 6 tuổi, mẹ sẽ nhàn tênh. Tuy nhiên phải hiểu rằng, sinh một đứa trẻ không giống nuôi thú cưng, chỉ cần cho ăn, uống là được.
Mỗi đứa trẻ như một ngân hàng, nếu việc “kinh doanh” của ngân hàng đầu không tốt. Thì việc mở ra chi nhánh thứ 2 càng là gánh nặng, khiến kinh tế, và nhiều phương diện khác của gia đình trở nên khó khăn.
Hãy cố gắng chăm chỉ một vài năm nữa, có kinh tế ổn định hơn hãy nghĩ đến việc sinh con thứ 2. Còn hiện giờ, kinh phí học tập cho bé lớn và chất lượng cuộc sống gia đình là điều quan trọng nhất, đừng vội vã.
Bảo AnhBạn đang xem bài viết Ba trường hợp mẹ đừng vội sinh con thứ 2 kẻo nguy hại khôn lường tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].