Bà bầu đau đớn, khó chị vì bị trĩ hành hạ
Chị Nguyễn Thanh Xuân (28 tuổi, ở Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) phát hiện bị trĩ nội độ 2 từ nhiều năm trước nhưng cho rằng bệnh không nguy hiểm nên không điều trị.
Lúc đầu búi trĩ chỉ hơi sa ra ngoài sau khi đi đại tiện rồi tự co trở về được, nhưng lâu dần chị Xuân xuất hiện thêm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát sau khi đi đại tiện.
Đặc biệt, lần mang thai em bé thứ hai này chị Xuân thấy búi trĩ ngày càng to hơn và sa ra ngoài không tự co lên được, sau mỗi lần đại tiện chị phải dùng tay đẩy búi trĩ vào ống hậu môn.
Đến tháng thứ 7 của thai kỳ, trong một lần đại tiện táo bón rặn quá sức, búi trĩ của chị sa hẳn ra ngoài và không nhét vào được. Sau vài ngày, búi trĩ bắt đầu sưng, đau làm chị Xuân không thể ngồi hay đi đứng được.
Lúc này chị được người nhà đưa vào bệnh viện thăm khám thì được biết chị bị bệnh trĩ độ IV, tắc mạch, bệnh ở mức độ nặng nên gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu.
Các bác sĩ cũng giải thích cho chị Xuân, búi trĩ của chị to, sa hẳn ra ngoài dẫn đến tắc mạch, tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ.
Bình thường, với những trường hợp bệnh trĩ nặng có biến chứng tắc mạch sẽ phải tiến hành phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông. Ngay sau mổ, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hết đau ngay.
Tuy nhiên, trường hợp của chị Xuân lại đang mang thai tháng thứ 7 nên không thể áp dụng các biện pháp can thiệp thủ thuật, phẫu thuật. Hơn nữa, việc dùng thuốc cũng cần cân nhắc các loại thuốc điều trị để không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và em bé.
Và với trường hợp này, các bác sĩ chỉ có thể dùng các loại thuốc ít gây tác dụng phụ tới bà bầu và thai nhi, ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên dưới dạng bôi, ngâm để làm búi trĩ giảm sưng viêm, phù nề, giảm đau, giảm kích thước búi trĩ… và chờ đợi thai phụ sau khi sinh em bé lại tiếp tục điều trị.
Vì sao bà bầu dễ bị bệnh trĩ?
Theo các chuyên gia y tế, bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn quá mức. Bình thường, các tĩnh mạch này có vai trò khép kín hậu môn nên ai cũng phải có.
Do vậy, ai cũng có thể bị bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc trĩ cao như người có công việc ngồi lâu, ít vận động, phụ nữ mang thai…
Sở dĩ bà bầu có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn các đối tượng khác là do trong quá trình mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi ngày một to lên làm tăng thêm áp lực lên ổ bụng, thai nhi nhiều tháng cũng có khả năng gây chèn ép và sẽ cản trở đường về của các tĩnh mạch làm cho các đám rối trĩ bị căng phồng lên, điều đó là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Thêm vào đó, những tháng cuối của thai kỳ do cơ thể nặng nề, mệt mỏi nên bà bầu thường ít vận động và đây cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu thường uống bổ sung thêm sắt, canxi, ăn uống nhiều chất bổ dưỡng hơn là ăn rau nên dễ bị táo bón. Mà táo bón lâu ngày, mỗi lần đi đại tiện phải rặn nhiều gây tăng áp lực lên ổ bụng và làm bệnh trĩ hình thành và tiến triển ngày càng nặng.
Vì sao điều trị trĩ cho bà bầu khó hơn?
Trĩ thường gặp nhất ở 4 vị trí là 1 – 2 giờ, 3 giờ, 7 – 8 giờ, 10 – 11 giờ. Tuy nhiên, bệnh trĩ không chỉ có mức độ nặng nhẹ như nhiều bệnh nhân lầm tưởng mà bệnh trĩ được chia làm 3 loại gồm: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Cách chia như vậy là dựa trên vị trí của các tĩnh mạch bị giãn so với mép hậu môn (đường lược). Trong đó, chỉ riêng trĩ nội người ta mới chia theo mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng thành độ 1, 2, 3, 4.
Theo đó, nếu bệnh nhân mới bị bệnh trĩ (trĩ độ 1 và độ 2) chỉ cần dùng thuốc và phải nên chữa trị sớm. Còn nếu để bệnh nặng hơn phải dùng các biện pháp thủ thuật, phẫu thuật vừa đau đớn, tốn kém lại vẫn rất dễ tái phát.
Riêng với bà bầu, việc điều trị bệnh trĩ bằng các biện pháp thủ thuật, phẫu thuật thường không ưu tiên áp dụng vì có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và em bé.
Do đó, các biện pháp điều trị bảo tồn, nhất là việc dùng các loại thảo dược thiên nhiên không gây tác dụng phụ được nhiều bác sĩ khuyên dùng.
Đặc biệt, việc dùng thuốc theo đường uống làm không ít mẹ bầu lo lắng uống thuốc trực tiếp vào cơ thể sẽ gây hại cho con. Bên cạnh đó, thuốc dạng ngâm cũng là loại không thuận tiện cho bà bầu.
Nguyên nhân là do khi ngâm người bệnh thường phải ngồi xổm, mà tư thế ngồi xổm lại gây chèn ép, không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Hơn nữa, việc đun nấu thuốc ngâm lại lích kích, làm bà bầu dễ nản khi phải vác bụng bầu vượt mặt chuẩn bị nước, thuốc…
Vậy nên, việc sử dụng các chế phẩm thảo dược dạng bôi Cotripro để hỗ trợ điều trị bệnh đang là biện pháp được nhiều mẹ bầu ưu tiên áp dụng.
Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên an toàn, không gây tác dụng phụ, giúp giảm đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở vùng hậu môn, làm thu nhỏ kích thước búi trĩ…
An BìnhBạn đang xem bài viết Bà bầu bị trĩ điều trị cách nào cho an toàn, không có tác dụng phụ? tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].