Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Aspartame là gì? Liệu có an toàn và ai không nên sử dụng?

Aspartame là một loại đường ăn kiêng được sử dụng phổ biến trên thị trường, tuy nhiên aspartame gây ra nhiều tranh cãi về việc sử dụng có thể gây ung thư. Vậy sử dụng aspartame có an toàn không? Những ai không nên sử dụng? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1 Aspartame là gì?

Aspartame là một chất tạo ngọt nhân tạo phổ biến, có độ ngọt gấp 200 lần đường ăn thông thường, được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm đóng gói - đặc biệt là những sản phẩm được dán nhãn là thực phẩm "ăn kiêng".

Aspartame được cấu tạo chủ yếu từ axit aspartic và phenylalanin. Cả hai đều là axit amin tự nhiên. Axit aspartic là axit amin không thiết yếu được sản xuất bởi cơ thể và phenylalanin là một axit amin thiết yếu mà cơ thể tổng hợp qua các thức ăn như thịt nạc, sữa, quả hạch,...

Aspartame là một loại đường ăn kiêng được sử dụng phổ biến, có độ ngọt gấp 200 lần đường ăn 

Aspartame là một loại đường ăn kiêng được sử dụng phổ biến, có độ ngọt gấp 200 lần đường ăn 

2 Aspartame dùng có an toàn không?

Cơ thể chuyển hóa aspartame như thế nào?

Một phần aspartame sau khi hấp thu vào cơ thể sẽ bị phân hủy thành methanol (10%). Methanol là chất độc đối với cơ thể, một lượng nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm.

Methanol sẽ bị phân hủy thành formaldehyde – là một chất gây ung thư và độc thần kinh. Tuy nhiên, theo Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược (FDA) cho rằng việc phân hủy methanol và formaldehyde do hấp thu aspartame trong chế độ ăn uống sẽ không gây ra mối lo ngại về an toàn sức khỏe.

Nguy cơ gây ung thư

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân loại aspartame là chất có thể gây ung thư cho con người (nhóm 2B) dựa trên cơ sở có ít bằng chứng về bệnh ung thư ở người. Mức tiêu thụ hằng ngày có thể chấp nhận được cho aspartame là từ 0-40mg/kg cân nặng. Ủy ban Chuyên gia Quốc tế về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) đã khẳng định rằng việc một người tiêu thụ trong giới hạn này mỗi ngày là an toàn.

Ví dụ, với một lon nước ngọt dành cho người ăn kiêng có chứa 300mg aspartame, một người trưởng thành nặng 70 kg sẽ cần phải uống hơn 9 lon mỗi ngày để vượt quá lượng tiêu thụ khuyến cáo hàng ngày (mức có thể chấp nhận được, giả sử không sử dụng aspartame từ các thực phẩm khác).

Theo nghiên cứu NutriNet-Santé của Pháp với hơn 100.000 người tham gia, các nhà nghiên cứu đã báo cáo nguy cơ ung thư gia tăng liên quan đến việc tiêu thụ aspartame. Những  hợp này được phát hiện có nguy cơ đặc biệt cao mắc ung thư vú và các bệnh ung thư liên quan đến ung thư đại trực tràng, dạ dày, gan, miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, buồng trứng, nội mạc tử cung và tuyến tiền liệt.

Các nguy cơ tổn hại sức khỏe khác

Rối loạn hành vi: bao gồm các triệu chứng rối loạn thần kinh, hành vi cũng như các phản ứng tâm thần kinh bao gồm đau đầu, co giật và trầm cảm. Những trường hợp này phần lớn là do sự chuyển hóa của aspartame dẫn đến việc sản xuất phenylalanine, axit aspartic và methanol, các chất này đều có khả năng vượt qua hàng rào máu não và tác động trực tiếp đến các chất dẫn truyền thần kinh.

Nguy cơ gây quái thai: nhiều nghiên cứu đã báo cáo khả năng gây quái thai liên quan đến việc sử dụng aspartame trong thai kỳ, điều này có thể liên quan đến chất chuyển hoá của aspartame trong cơ thể và khả năng đi qua nhau thai của chúng.

Thoái hóa thần kinh: các nghiên cứu cho thấy aspartame và các chất chuyển hóa của nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng và u não. Methanol làm tăng nồng độ các chất tự do dẫn đến tổn thương màng tế bào. Hơn nữa, aspartame kích hoạt các kênh canxi khác nhau gây tích tụ ion này trong tế bào thần kinh dẫn đến chết tế bào.

Độc tính gen: sự phân hủy aspartame dẫn đến sản xuất formaldehyde thông qua quá trình phân hủy methanol. Formaldehyde có thể phá hủy DNA do khả năng liên kết chéo các protein với nó.

Các nguy cơ tổn hại sức khỏe khác liên quan đến sự phân hủy aspartame

Các nguy cơ tổn hại sức khỏe khác liên quan đến sự phân hủy aspartame

3 Ai không nên sử dụng aspartame?

Aspartame chưa được kết luận rõ ràng về bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc vấn đề sức khỏe nào.
Nhưng một số người mắc bệnh phenylketonuria và rối loạn vận động chậm vẫn nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa aspartame do có khả năng gây ra tác dụng phụ có hại.

Bệnh Phenylketon niệu (PKU)

Phenylketon niệu (PKU) là một bệnh bẩm sinh do sự thay đổi gen mã hóa PAH (phenylalanine hydroxylase). Trong trường hợp PAH bị thiếu hụt, phenylalanine tích tụ trong máu và não, dẫn đến phát ban dạng chàm, suy giảm vận động, thiểu năng trí tuệ không hồi phục, co giật, các vấn đề về phát triển, tự kỷ, đầu nhỏ, hành vi bất thường và các triệu chứng tâm thần.

Phenylalanin là một axit amin thiết yếu được tìm thấy trong các nguồn protein như thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Phenylalanin cũng là một trong hai thành phần của aspartame. Những người bị bệnh này thì cơ thể không thể phân hủy phenylalanin, khi nồng độ phenylalanin tích tụ nhiều trong máu sẽ ngăn cản các chất hóa học quan trọng đến não. Vì vậy những người mắc bệnh Phenylketon niệu (PKU) được khuyến cáo không nên sử dụng aspartame và các sản phẩm có phenylalanin.

Rối loạn vận động chậm

Rối loạn vận động chậm (TD) được cho là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Phenylalanin trong aspartame có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, gây ra các chuyển động cơ không kiểm soát được. Vì vậy những người bị rối loạn vận động chậm cũng được khuyến cáo không nên sử dụng aspartame.

Người mắc bệnh phenylketonuria và rối loạn vận động chậm vẫn nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa aspartame

Người mắc bệnh phenylketonuria và rối loạn vận động chậm vẫn nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa aspartame

Xem thêm:

  • Hướng dẫn chọn và sử dụng đường ăn kiêng đúng cách
  • Sử dụng Aspartam cho bệnh nhân tiểu đường
  • Đường ăn kiêng có thật sự giúp giảm cân

Bài viết trên mang đến những thông tin hữu ích về aspartame, mức tiêu thụ hằng ngày để đảm bảo an toàn và những đối tượng không nên sử dụng aspartame. Hãy chia sẻ thông tin này đến những người xung quanh bạn nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính