Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Ăn trứng gà có tác dụng gì? 14 tác dụng của trứng gà và lưu ý khi ăn

Trứng gà là một trong những loại thực phẩm sử dụng hàng ngày có giá trị dinh dưỡng lớn, cung cấp nhiều protein, vitamin và khoáng chất cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu ăn trứng gà có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé.

Trứng gà là gì? Giá trị dinh dưỡng trong quả trứng gà 

Trứng gà là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng với tỷ lệ các chất rất cân đối. Mỗi 100g trứng gà chứa 155 kcal cùng các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Protein: 12.6 gam.
  • Chất béo: 10.6 gam.
  • Carbohydrate: 1.12 gam.
  • Chất xơ: 0 gam.
  • Đường: 1.12 gam.
  • Vitamin: vitamin E (1.03 mg), vitamin B6 (0.121 mg), folate (44 mcg), vitamin A (149 mcg), vitamin B12 (1.11 mcg), vitamin D (2.2 mcg),...
  • Khoáng chất: phốt pho (172 mg), kali (126 mg), natri (124 mg), canxi (50 mg), magie (10 mg), sắt (1.19 mg),...

1 Ăn nhiều trứng gà có tốt không? 

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng trứng gà chỉ nên tiêu thụ với lượng vừa phải. Ăn quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ như: 

  • Tăng mức cholesterol: Trứng vẫn chứa hàm lượng cholesterol cao, đặc biệt ở lòng đỏ. Do đó, chỉ nên tiêu thụ với lượng vừa đủ trong chế độ ăn để tránh tăng mức cholesterol quá mức trong cơ thể.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Một nghiên cứu năm 2022 đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều trứng hàng ngày và tăng tổng lượng cholesterol trong chế độ ăn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Tăng cân: Ăn nhiều trứng gà cùng các loại thực phẩm khác như xúc xích, khoai tây chiên, các loại bánh chứa nhiều đường, kem,... có thể gây tăng cân.
  • Tăng nguy cơ mắc tiểu đường: Nghiên cứu năm 2009 nhận thấy những người ăn nhiều hơn 7 quả trứng mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người ăn ít hoặc vừa đủ.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: Trong một số trường hợp, ăn nhiều trứng có thể tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư như ung thư đại tràng, trực tràng và tuyến tiền liệt.
  • Tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm: Trứng có thể khiến bạn bị ngộ độc nếu trứng bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, sốt, nôn mửa và đau bụng. Do đó, trứng phải được xử lý và nấu đúng cách ở nhiệt độ đủ cao trong thời gian đủ dài để tiêu diệt vi khuẩn Salmonella.

Trứng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng chỉ nên tiêu thụ với lượng vừa phải

Trứng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng chỉ nên tiêu thụ với lượng vừa phải

2 Tác dụng của trứng gà 

Phát triển cơ bắp 

Trứng là nguồn protein chất lượng cao, chứa tất cả chín loại axit amin thiết yếu cho cơ thể như tryptophan, methionin, cystein, arginin,... Từ đó, hỗ trợ tăng trưởng, phục hồi và duy trì mô, cơ bắp khỏe mạnh.

Trứng là nguồn protein chất lượng cao hỗ trợ phát triển cơ bắp khỏe mạnh

Trứng là nguồn protein chất lượng cao hỗ trợ phát triển cơ bắp khỏe mạnh

Cung cấp chất béo tốt cho cơ thể 

Trứng chứa trung bình 10,6 gam chất béo, phần lớn là chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể trong mỗi 100g khẩu phần. Nguồn chất béo tốt này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm viêm, duy trì hoạt động của màng tế bào, sức khỏe tim mạch và não bộ. Từ đó, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư và viêm khớp.

Trứng chứa nhiều chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể

Trứng chứa nhiều chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch 

Trứng là nguồn thực phẩm chứa axit béo omega-3 tốt cho tim mạch. Axit béo omega-3 có thể giúp giảm viêm, triglyceride và mức cholesterol trong máu - những yếu tố nguy cơ gây ra các vấn đề về tim.

Hơn nữa, các thử nghiệm còn cho thấy trứng có tác dụng điều chỉnh sự hấp thụ cholesterol và tình trạng viêm trong máu. Từ đó cân bằng tỷ lệ lipoprotein mật độ cao (mỡ tốt) so với lipoprotein mật độ thấp (mỡ xấu) và chống lại bệnh tim mạch .Trứng là nguồn thực phẩm chứa axit béo omega-3 tốt cho tim mạch

Trứng là nguồn thực phẩm chứa axit béo omega-3 tốt cho tim mạch

Hỗ trợ chức năng tuyến giáp 

Trứng chứa iốt và selen - những khoáng chất cần thiết trong việc tổng hợp hormon tuyến giáp của cơ thể. Do đó, tiêu thụ trứng có thể giúp cân bằng chức năng tuyến giáp và kiểm soát cân nặng.

Trứng chứa iốt và selen cần thiết cho chức năng của tuyến giáp

Trứng chứa iốt và selen cần thiết cho chức năng của tuyến giáp

Hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu

Mỗi 100g trứng gà chứa 1.19 mg sắt giúp duy trì quá trình tổng hợp và vận chuyển tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Ngoài ra, cung cấp sắt dồi dào trong chế độ ăn giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, hạn chế tình trạng giảm cung cấp oxy trong máu đến các cơ quan như tim, não, phổi, gan và thận.

Do đó, ăn trứng giúp ngăn ngừa thiếu máu và tránh các triệu chứng liên quan như chóng mặt, buồn nôn.

Ăn trứng giúp ngăn ngừa thiếu máu và tránh các triệu chứng liên quan

Ăn trứng giúp ngăn ngừa thiếu máu và tránh các triệu chứng liên quan

Tốt cho gan

Trứng là một trong những nguồn thực phẩm giàu choline, mỗi 100g trứng chứa đến 294 mg choline.

Một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ lượng choline cao trong chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2022 cũng phát hiện ra rằng sự kết hợp giữa choline và betaine trong ngũ cốc nguyên hạt, củ cải đường và bột mì đa dụng,... cao giúp giảm 81% nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến béo phì nội tạng.

Trứng là một thực phẩm giàu choline giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Trứng là một thực phẩm giàu choline giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Tốt cho não bộ

Choline có trong trứng là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, giúp tạo màng tế bào và các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong cơ thể. Đồng thời, choline cũng thúc đẩy khả năng ghi nhớ trong não, góp phần nâng cao nhận thức và tư duy.

Nghiên cứu năm 2013 nhận thấy rằng nồng độ choline tự do trong huyết tương thấp có liên quan đến hiệu suất nhận thức kém.

Từ đó cho thấy việc tiêu thụ trứng với lượng vừa đủ hàng ngày cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các chứng rối loạn thoái hóa thần kinh nghiêm trọng như bệnh Alzheimer, chứng suy giảm trí nhớ ….

Choline có trong trứng là một vi chất dinh dưỡng tốt cho não bộ

Choline có trong trứng là một vi chất dinh dưỡng tốt cho não bộ

Tăng cường thị lực

Trứng là nguồn cung cấp phong phú các vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin E và selen, đóng vai trò như chất chống oxy hóa. Những dưỡng chất này không chỉ hỗ trợ sức khỏe của mắt và chức năng võng mạc mà còn giúp ngăn ngừa thoái hóa thị lực khi bạn lớn tuổi.

Ngoài ra, trứng còn là nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin. Cả hai hoạt chất này đều có vai trò bảo vệ trong việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh về mắt gồm đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Trứng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe mắt

Trứng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe mắt

Hỗ trợ giảm cân 

Trứng là một thực phẩm lý tưởng để hỗ trợ kiểm soát cân nặng nhờ vào hàm lượng calo thấp. Việc ăn trứng vừa đủ giúp ổn định nồng độ glucose, điều chỉnh cảm giác đói và hạn chế cơn thèm ăn, từ đó giúp bạn dễ dàng duy trì và kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Hơn nữa, trứng cũng giúp duy trì mức năng lượng cao, no lâu hơn vì protein trong trứng cần nhiều thời gian để được xử lý và đồng hóa. Từ đó hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa, duy trì cân nặng cơ thể khỏe mạnh.

Trứng là thực phẩm tốt trong việc hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Trứng là thực phẩm tốt trong việc hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Tăng cường sức khỏe xương khớp

Trứng chứa nhiều vitamin D quan trọng trong việc tái tạo, tăng mật độ xương và duy trì sức khỏe xương khớp. Từ đó, giúp tăng cường mô liên kết và cung cấp cấu trúc cột sống vững chắc.

Hơn nữa, trứng còn chứa một lượng canxi và phốt pho dồi dào giúp củng cố các thành phần mô xương. Do đó, tiêu thụ trứng giúp ngăn ngừa các rối loạn xương nghiêm trọng như viêm khớp, loãng xương và còi xương.

Trứng chứa nhiều vitamin D, canxi, phốt pho giúp tăng cường sức khỏe xương khớp

Trứng chứa nhiều vitamin D, canxi, phốt pho giúp tăng cường sức khỏe xương khớp

Tăng cường hệ miễn dịch 

Hàm lượng vitamin B12 và selen cao có trong trứng giúp xây dựng chức năng phòng vệ mạnh mẽ trong cơ thể. 

Đặc biệt, selen còn có đặc tính chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các gốc tự do có hại khỏi quá trình oxy hóa các tế bào. Từ đó, xây dựng hệ thống miễn dịch tốt, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và các dịch bệnh theo mùa khác như cúm, cảm lạnh và sốt.

Hàm lượng vitamin B12 và selen cao trong trứng giúp xây dựng chức năng miễn dịch

Hàm lượng vitamin B12 và selen cao trong trứng giúp xây dựng chức năng miễn dịch

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Sự kết hợp của các dưỡng chất như vitamin B2, vitamin B12, choline, sắt và tryptophan trong trứng không chỉ giúp giảm lo âu và các triệu chứng trầm cảm mà còn hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn và tinh thần sảng khoái hơn

Ăn trứng giúp giảm lo âu, các triệu chứng trầm cảm và hỗ trợ giấc ngủ

Ăn trứng giúp giảm lo âu, các triệu chứng trầm cảm và hỗ trợ giấc ngủ

Tốt cho da và tóc 

Trứng là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin B như vitamin B2, B5 và B12. Tất cả các chất dinh dưỡng này đều có chức năng duy trì sức khỏe mái tóc và làn da. Hơn nữa, trứng cũng giàu axit amin methionine có thể giúp cải thiện tông màu, độ đàn hồi của da cũng như sức khỏe của tóc và móng.

Vitamin B trong trứng giúp duy trì sức khỏe mái tóc và làn da

Vitamin B trong trứng giúp duy trì sức khỏe mái tóc và làn da

Tốt cho phụ nữ mang thai

Lượng axit folic và sắt dồi dào trong trứng rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Axit folic giúp duy trì sự tổng hợp và vận chuyển các tế bào hồng cầu trong cơ thể cùng với sắt, đảm bảo sự phát triển của thai nhi trong tử cung của người mẹ. 

Do đó, tiêu thụ trứng ở mức độ vừa phải giúp mẹ bầu có một thai kỳ an toàn, tránh các nguy cơ biến chứng thần kinh như tật nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh hoặc lưu thông máu quá thấp trong cơ thể mẹ.

Lượng axit folic và sắt dồi dào trong trứng rất có lợi cho phụ nữ mang thai

Lượng axit folic và sắt dồi dào trong trứng rất có lợi cho phụ nữ mang thai

 

3 Lưu ý khi ăn trứng gà 

Nên ăn bao nhiêu trứng gà mỗi tuần?

Lượng trứng gà được tiêu thụ mỗi tuần có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi:  

  • Trẻ 6 - 7 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà trong bữa, 2 - 3 lần/tuần.
  • Trẻ 8 - 12 tháng tuổi có thể ăn 1 lòng đỏ trứng trong một bữa, 3 - 4 bữa/tuần.
  • Trẻ 1 - 2 tuổi nên ăn 3 - 4 quả trứng kể cả lòng trắng trong một tuần.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể cho ăn tối đa 1 quả/ngày nếu bé thích.
  • Với người lớn, một tuần chỉ nên ăn 3 quả trứng/tuần.
  • Với những người cao huyết áp và mỡ trong máu cao, chỉ nên ăn 2 quả trứng/tuần.

Lượng trứng gà được tiêu thụ mỗi tuần thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi

Lượng trứng gà được tiêu thụ mỗi tuần thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi

Ai không nên ăn nhiều trứng gà? 

Trứng là thực phẩm chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn trứng có thể gây những tác dụng không tốt cho cơ thể khi đang mang những bệnh sau đây:  

  • Người đang sốt: Tiêu thụ trứng gà có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, do trứng là thực phẩm có tính nhiệt cao. Điều này có thể dẫn đến cảm giác nóng bức hoặc khó chịu, đặc biệt là khi tiêu thụ trứng vào những ngày thời tiết nóng hoặc trong các bữa ăn có nhiều thực phẩm giàu đạm khác. Từ đó, khiến bệnh sốt càng thêm trầm trọng. 
  • Người mắc bệnh tiểu đường: Trứng gà chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ trứng. 
  • Người bị bệnh gan: Trứng gà là thực phẩm chứa hàm lượng mỡ và cholesterol cao nên khi tiêu thụ có thể làm tăng gánh nặng cho gan. Từ đó, không có lợi cho việc khôi phục chức năng của gan ở những người viêm gan và gan nhiễm mỡ.
  • Người mắc bệnh sỏi mật: Trứng gà chứa hàm lượng đạm cao, điều này có thể kích thích quá trình tiết dịch mật để tiêu hóa, làm cho túi mật co bóp nhiều hơn. Đối với những người mắc bệnh sỏi mật, việc này có thể gây ra tình trạng túi mật phải hoạt động quá sức, dẫn đến các triệu chứng như đau quặn, buồn nôn và nôn mửa. Do đó, người bị sỏi mật nên hạn chế tiêu thụ trứng để tránh làm tăng gánh nặng cho túi mật.
  • Người bị tiêu chảy: Trứng gà là thực phẩm giàu đạm và chất béo, người bệnh tiêu chảy ăn vào có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.
  • Người cơ địa dị ứng: Lòng trắng trứng thường chứa các protein gây dị ứng. Do đó, những người có cơ địa dị ứng nên tránh tiêu thụ để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Người mắc bệnh tim mạch: Trứng gà có hàm lượng cholesterol cao nên khi tiêu thụ không tốt cho người mắc bệnh xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành vì có khả năng làm các mảng bám ở thành động mạch dày, thu hẹp không gian và tắc nghẽn động mạch vành.

Người đang sốt không nên ăn nhiều trứng

Người đang sốt không nên ăn nhiều trứng

Lưu ý khi chọn mua, bảo quản trứng gà 

Khi chọn mua trứng, bạn nên lựa những quả trứng gà tươi, màu trắng hồng tự nhiên. Bạn có thể lên lắc nhẹ quả trứng để kiểm tra xem có bị hỏng không nếu trứng chắc nghĩa là vẫn còn tươi.

Khi bảo quản, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Rửa sạch trứng trước khi bảo quản để loại bỏ các vết bẩn có thể mang vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không để trứng lẫn với các thực phẩm khác, đặc biệt đối với những thực phẩm có mùi mạnh khiến trứng nhanh bị hỏng nhanh hơn.
  • Sử dụng ngăn đựng trứng chuyên dụng trong tủ lạnh và để đầu to của quả trứng lên trên. Trong trường hợp không có những khay đựng trứng, bạn có thể gói trứng vào giấy báo hoặc vải trước khi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Đừng bảo quản trứng ở cánh cửa tủ lạnh vì nhiệt độ ở cánh tủ không đều khiến trứng sẽ nhanh hỏng hơn.

Đừng bảo quản trứng ở cánh cửa tủ lạnh

Đừng bảo quản trứng ở cánh cửa tủ lạnh

Lưu ý khi ăn trứng gà

Trứng rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề khi tiêu thụ như:

  • Không nên ăn nhiều trứng chần, trứng sống.
  • Không nên thêm bột ngọt, xì dầu vào trứng: 2 gia vị này nấu chung với trứng ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất gây phá hủy thành phần amino acid hữu ích sẵn có trong trứng. Hơn nữa, xì dầu chứa chất trypsin nên khi kết hợp với lòng trắng trứng sẽ làm giảm nhiều giá trị dinh dưỡng của trứng. 
  • Không nên kết hợp trứng với sữa đậu nành vì sữa đậu nành chứa trypsin nên khi ăn với trứng khiến cơ thể chỉ hấp thụ phần xơ, làm giảm nhiều chất dinh dưỡng khác.

Không nên ăn nhiều trứng chần, trứng sống

Không nên ăn nhiều trứng chần, trứng sống

Xem thêm:

  • 1 quả trứng gà bao nhiêu calo? Ăn nhiều trứng gà có tốt không?
  • 8 cách chữa yếu sinh lý bằng trứng gà hiệu quả nhất cho phái mạnh
  • Bệnh gút có ăn được trứng gà không? Lưu ý cho người bệnh gout khi ăn trứng
  • 7 cách làm mặt nạ trứng gà tại nhà đơn giản giúp da trắng sáng bất ngờ

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về tác dụng của trứng gà với sức khỏe con người cũng như những lưu ý khi sử dụng. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nếu bạn thấy hữu ích nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính