Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Ăn sầu riêng có tác dụng gì? 17 tác dụng và những lưu ý khi ăn

Sầu riêng tuy có mùi hương đặc trưng không phải ai cũng yêu thích nhưng chứa giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu ăn sầu riêng có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé.

1 Sầu riêng là gì? 

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á với kích thước lớn,  vỏ ngoài cứng, nhiều gai nhọn bao phủ. Trái sầu riêng có thể dài tới 30cm, rộng 15cm với phần thịt có màu vàng hoặc trắng. 

Sầu riêng phát triển rộng rãi ở các khu vực nhiệt đới trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Mùi vị sầu riêng khá nồng, có thể gây ra các phản ứng khác nhau ở mỗi người từ 'khó chịu' đến 'nghiện'. 

Sầu riêng, cả thịt và hạt được sử dụng trong cả các món ăn ngọt và mặn như:

  • Nước ép, sinh tố. 
  • Hạt luộc hoặc rang.
  • Canh súp.
  • Kẹo, kem và các món tráng miệng khác.

Ngoài ra, sầu riêng cũng được sử dụng trong y học cổ truyền và có một số đặc tính dược liệu hiện đang được nghiên cứu.

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á

2 Thành phần dinh dưỡng của sầu riêng

Sầu riêng được mệnh danh là “vua của các loại trái cây” với thành phần dinh dưỡng rất cao và nhiều hơn hầu hết các loại trái cây khác. Mỗi 100g sầu riêng chứa:

  • Lượng calo: 147 kcal.
  • Chất béo: 5.33g.
  • Chất đạm: 1.47g.
  • Carbohydrate: 27.1g.
  • Chất xơ: 3.8g.
  • Kali: 436mg.
  • Phốt pho: 39mg.
  • Magie: 30mg.
  • Vitamin C: 19.7mg.
  • Niacin: 1.07mg. 
  • Vitamin B6: 0.316mg.
  • Axit folic: 36 mcg.

Ngoài ra, sầu riêng cũng rất giàu các hợp chất như anthocyanin, carotenoid, polyphenol và flavonoid có khả năng chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Sầu riêng có thành phần dinh dưỡng rất cao và nhiều hơn hầu hết các loại trái cây khác

Sầu riêng có thành phần dinh dưỡng rất cao và nhiều hơn hầu hết các loại trái cây khác

3 Ăn sầu riêng có tác dụng gì? 

Tăng cường sức đề kháng 

Sầu riêng rất giàu vitamin C có đặc tính chống oxy hóa mạnh và cần thiết cho chức năng miễn dịch. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu vitamin C có thể giúp chống lại một số tình trạng sức khỏe như bệnh ung thư, bệnh tim mạch.

Hơn nữa, sầu riêng cũng là nguồn chứa nhiều carotenoid và flavonoid như hesperidin, quercetin, rutin, kaempferol, luteolin và apigenin. Các hợp chất này giúp bảo vệ tế bào cơ khỏi tình trạng tổn thương oxy hóa, từ đó giảm thiểu khả năng mắc bệnh tim, suy giảm nhận thức và các bệnh thoái hóa thần kinh.

Nghiên cứu năm 2023 cũng cho thấy tiêu thụ lượng flavonoid cao cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, bao gồm cả bệnh tim mạch.

Sầu riêng giàu vitamin C có đặc tính chống oxy hóa mạnh, cần thiết cho chức năng miễn dịch

Sầu riêng giàu vitamin C có đặc tính chống oxy hóa mạnh, cần thiết cho chức năng miễn dịch

Chống nhiễm trùng

Vỏ sầu riêng là nguồn cung cấp các hợp chất có đặc tính chống nấm men và kháng khuẩn tuyệt vời. Từ đó mang lại hiệu quả chống nhiễm trùng khi tiêu thụ.

Vỏ sầu riêng chứa hợp chất có đặc tính chống nấm men và kháng khuẩn tuyệt vời

Vỏ sầu riêng chứa hợp chất có đặc tính chống nấm men và kháng khuẩn tuyệt vời

Kiểm soát đường huyết 

Sầu riêng có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn nhiều trái cây nhiệt đới khác. Do đó, khi tiêu thụ, chúng có thể ít làm tăng lượng đường trong máu hơn.

Ngoài ra, lượng mangan 0.325mg trong 100g sầu riêng có thể góp phần điều chỉnh lượng insulin thích hợp, giúp ổn định lượng đường trong máu. Các chất chống oxy hóa trong sầu riêng cũng giúp giảm tình trạng stress oxy hóa và ngăn ngừa trầm trọng thêm các triệu chứng tiểu đường.

Sầu riêng ít làm tăng lượng đường trong máu hơn khi tiêu thụ

Sầu riêng ít làm tăng lượng đường trong máu hơn khi tiêu thụ

Ngăn ngừa nguy cơ mỡ máu 

Nghiên cứu năm 2007 đã chỉ ra rằng những con chuột được cho ăn sầu riêng làm giảm tổng lượng cholesterol trong huyết tương sau ăn (TC) 14,9% và cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) 21,6%. Hơn nữa, 3 este methyl propionate, ethyl propionate và propyl propionate trong sầu riêng có thể ức chế axit béo tự do và quá trình tổng hợp cholesterol.

Tiêu thụ sầu riêng làm giảm tổng lượng cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ mỡ máu

Tiêu thụ sầu riêng làm giảm tổng lượng cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ mỡ máu

Bảo vệ sức khỏe tim mạch 

Mỗi 100g sầu riêng có chứa 3.8g chất xơ. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiêu thụ nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-C), nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Đồng thời, sầu riêng còn cung cấp 5.33g chất béo, chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn trong mỗi 100g. Lượng chất béo không bão hòa đơn giúp điều chỉnh mức cholesterol và có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Không chỉ thế, sầu riêng còn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tim mạch như magie và kali hỗ trợ kiểm soát huyết áp, folate giúp điều chỉnh nồng độ axit amin homocysteine, tránh tăng tình trạng viêm, xơ vữa động mạch và nguy cơ mắc bệnh tim.

Chất xơ trong sầu riêng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và bảo vệ sức khỏe tim mạch

Chất xơ trong sầu riêng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và bảo vệ sức khỏe tim mạch

Hỗ trợ tiêu hóa 

Sầu riêng là nguồn cung cấp tuyệt vời nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ. Chất xơ hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, kích thích nhu động ruột tiết ra nhiều loại enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa và chống táo bón.

Ngoài ra, chất xơ còn giúp cân bằng môi trường đường ruột, thúc đẩy vi khuẩn probiotic giải phóng axit béo chuỗi ngắn (SCFA). Từ đó mang lại một số lợi ích cho sức khỏe tiêu hóa như giảm viêm, tăng cường niêm mạc ruột và chống lại các bệnh tiêu hóa như ung thư đại tràng.

Sầu riêng là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa

Sầu riêng là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa

Ngăn ngừa ung thư 

Các hợp chất có hoạt tính sinh học như flavonoid và polyphenol trong sầu riêng có khả năng làm giảm căng thẳng oxy hóa. Mặt khác, polyphenol có thể gây ra ức chế sự phát triển và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy sầu riêng được coi là nguồn polyphenol tiềm năng có tác dụng bảo vệ chống lại sự tăng sinh tế bào ung thư vú do oxit nitric gây ra.

Polyphenol trong sầu riêng ức chế sự phát triển và tiêu diệt các tế bào ung thư

Polyphenol trong sầu riêng ức chế sự phát triển và tiêu diệt các tế bào ung thư

Hỗ trợ sức khỏe não bộ 

Nghiên cứu năm 2019 cho thấy rằng những người có nồng độ vitamin C trong máu cao thực hiện tốt các hoạt động liên quan đến não bộ như việc ghi nhớ, tập trung, chú ý, ra quyết định và nhận dạng.

Tiêu thụ sầu riêng có thể giúp bổ sung thêm vitamin C vì một khẩu phần sầu riêng cung cấp hơn 50% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Từ đó có thể hỗ trợ sức khỏe não bộ.

Nguồn vitamin C từ sầu riêng có thể hỗ trợ sức khỏe não bộ

Nguồn vitamin C từ sầu riêng có thể hỗ trợ sức khỏe não bộ

Cải thiện sức khỏe xương

Sầu riêng chứa một số kim loại vi lượng như canxi, magie và kali. Các khoáng chất này góp phần cải thiện sức khỏe xương bằng cách tăng mật độ xương, cải thiện tính linh hoạt của khớp và tăng cường sức bền của các sợi collagen.

Hơn nữa, kali cũng rất quan trọng trong việc điều chỉnh sự phân phối và lắng đọng canxi trong xương. Từ đó giúp canxi không bị hòa tan hoặc giải phóng vào máu quá mức, tăng cường sức khỏe xương.

Sầu riêng chứa một số kim loại vi lượng như canxi, magie và kali góp phần cải thiện sức khỏe xương

Sầu riêng chứa một số kim loại vi lượng như canxi, magie và kali góp phần cải thiện sức khỏe xương

Giảm nguy cơ thiếu máu 

Lượng folate và sắt trong cơ thể nếu không đủ có thể làm giảm số lượng hồng cầu được sản xuất. Điều này, có thể gây ra bệnh thiếu máu. 

Sầu riêng là nguồn thực phẩm giàu sắt và folate có thể kích hoạt sản xuất hồng cầu trong cơ thể, hỗ trợ vận chuyển chất dinh dưỡng và chất lỏng đến tất cả các cơ quan trong hệ thống. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ thiếu máu.

Sầu riêng là nguồn thực phẩm giàu sắt và folate giúp giảm nguy cơ thiếu máu

Sầu riêng là nguồn thực phẩm giàu sắt và folate giúp giảm nguy cơ thiếu máu

Cải thiện sức khỏe tình dục

Kali chiếm khoảng 436mg trong 100g sầu riêng, là chất giãn mạch tự nhiên giúp giãn mạch và cải thiện lưu thông máu, từ đó hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương. Đồng thời, sầu riêng cũng chứa một lượng vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường lưu lượng máu và thúc đẩy sức khỏe tình dục.

Bên cạnh đó, sầu riêng còn có thể giúp tạo ra ham muốn tình dục và duy trì sức bền mạnh mẽ hơn. Đồng thời tăng khả năng di chuyển của tinh trùng, giảm nguy cơ vô sinh ở nam giới và phụ nữ.

Vitamin B6 trong sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe tình dục

Vitamin B6 trong sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe tình dục

Cải thiện giấc ngủ 

Axit amin tryptophan có trong sầu riêng là một hợp chất gây ngủ tự nhiên. Axit amin này giúp hỗ trợ chuyển hóa, giải phóng serotonin tạo cảm giác thư giãn và melatonin trong máu, tăng cảm giác buồn ngủ, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

Ngoài ra, các hợp chất khác như phức hợp vitamin B, canxi và sắt,... cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo một giấc ngủ ngon.

Sầu riêng chứa axit amin tryptophan giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ

Sầu riêng chứa axit amin tryptophan giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ

Chống trầm cảm

Sầu riêng là một nguồn vitamin B6 - chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng sản xuất serotonin trong cơ thể. Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm chứng trầm cảm, lo âu, từ đó nâng cao tâm trạng, tăng cường trí nhớ và sự tập trung. 

Vì thế, tiêu thụ sầu riêng thường xuyên với lượng vừa phải rất có lợi cho việc chống lại chứng trầm cảm.

Tiêu thụ sầu riêng thường xuyên với lượng vừa phải có lợi cho việc chống lại chứng trầm cảm

Tiêu thụ sầu riêng thường xuyên với lượng vừa phải có lợi cho việc chống lại chứng trầm cảm

Tăng cường tổng hợp collagen 

Các chất chống oxy hóa như vitamin C, phytonutrients, polyphenol và flavonoid,... có trong sầu riêng giúp bảo vệ tế bào và mô da khỏi tác hại oxy hóa do gốc tự do gây ra. Từ đó cũng làm tăng sản xuất collagen, cải thiện vẻ ngoài của làn da.

Các chất chống oxy hóa trong sầu riêng làm tăng sản xuất collagen, cải thiện vẻ ngoài của làn da

Các chất chống oxy hóa trong sầu riêng làm tăng sản xuất collagen, cải thiện vẻ ngoài của làn da

Khắc phục sắc tố da

Sầu riêng chứa các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin A, polyphenol, flavonoid và khoáng chất như canxi, sắt, magie,... giúp giải độc các tế bào da. 

Hơn nữa, những hoạt chất này có tác dụng hiệp đồng, ức chế sản sinh melanin, bảo vệ da trước các tác nhân có hại, thúc đẩy quá trình tái tạo da. Nhờ vậy, giúp làm sáng các đốm đen và sẹo, khắc phục tình trạng da không đều màu, loại bỏ vết rám nắng và làm giảm các dấu hiệu lão hóa sớm.

Sầu riêng chứa các chất chống oxy hóa bảo vệ, thúc đẩy khắc phục sắc tố và quá trình tái tạo da

Sầu riêng chứa các chất chống oxy hóa bảo vệ, thúc đẩy khắc phục sắc tố và quá trình tái tạo da

Nuôi dưỡng tóc chắc khỏe

Các chất chống oxy hóa mạnh trong sầu riêng không chỉ tốt cho da mà còn giúp cải thiện sức khỏe tóc. Chúng hỗ trợ lưu thông máu, giúp nang tóc được nuôi dưỡng thích hợp từ bên trong, cải thiện sức khỏe da đầu và tạo điều kiện thuận lợi cho nang tóc mới phát triển. 

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng khác như phức hợp vitamin B, kẽm và sắt có trong sầu riêng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị gàu, chẻ ngọn. Từ đó đảm bảo mái tóc dài và bóng mượt.

Các chất chống oxy hóa mạnh trong sầu riêng giúp nuôi dưỡng và cải thiện sức khỏe tóc

Các chất chống oxy hóa mạnh trong sầu riêng giúp nuôi dưỡng và cải thiện sức khỏe tóc

Chữa sốt rét và vàng da

Theo truyền thống, sầu riêng có thể mang đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và co mạch. Do đó, lá và rễ của sầu riêng ở Malaysia được sử dụng trong trường hợp sốt rét, giúp hạ nhiệt độ cơ thể. 

Hơn nữa, sầu riêng có thể làm giảm cảm lạnh, vàng da và đờm. Lá sầu riêng được coi là thuốc tẩy giun và dùng để điều trị bệnh vàng da. Thuốc sắc từ lá và quả cũng được dùng để điều trị sưng tấy và các bệnh về da.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và nhận được sự tư vấn nếu bị sốt rét hoặc vàng da thay vì tự dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Lá và rễ của sầu riêng ở Malaysia được sử dụng điều trị sốt rét

Lá và rễ của sầu riêng ở Malaysia được sử dụng điều trị sốt rét

4 Cách ăn sầu riêng

Sầu riêng thường có vỏ cứng và nhiều gai nhọn. Do đó khi tiêu thụ sầu riêng, bạn thường sử dụng găng tay để bảo vệ bàn tay và thực hiện các bước sau:

  • Xác định đường kẻ trên trái sầu riêng.
  • Dùng mũi dao đâm vào rồi nạy theo đường kẻ của sầu riêng.
  • Tách vỏ theo rãnh đã dùng dao nạy trước đó, nhẹ nhàng lấy múi và thưởng thức.

Bạn có thể mua sầu riêng tươi, đông lạnh ăn trực tiếp hoặc kết hợp với các món ăn khác nhau như chè, sinh tố, xôi, kẹo,...

Sầu riêng có thể ăn tươi, đông lạnh hoặc kết hợp với các món ăn khác nhau

Sầu riêng có thể ăn tươi, đông lạnh hoặc kết hợp với các món ăn khác nhau

5 Những lưu ý khi ăn sầu riêng

Tác dụng phụ có thể gặp khi ăn sầu riêng

Khi tiêu thụ, sầu riêng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Tăng kali máu là tình trạng gây ra do hấp thụ quá nhiều kali. 
  • Phản ứng dị ứng, nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ. 
  • Nổi mề đay, nghẹt mũi, chảy nước mũi, khàn giọng và nôn mửa.  

Do đó, bạn phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu tác dụng phụ nào sau khi ăn sầu riêng. 

Nổi mề đay là một tác dụng phụ xảy ra khi ăn sầu riêng

Nổi mề đay là một tác dụng phụ xảy ra khi ăn sầu riêng

Ai không nên ăn sầu riêng? 

Một số đối tượng sau đây cũng không nên ăn sầu riêng để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe:

  • Người suy giảm chức năng thận: Ăn sầu riêng có thể dẫn đến tích tụ kali trong cơ thể rất dễ gây suy thận, đặc biệt những người bị suy giảm chức năng thận, khiến tim loạn nhịp gây nên tình trạng tim ngừng đột ngột, tử vong,...
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: Sầu riêng có tính nóng và nhiều đường nên dễ gây tăng huyết áp, đầy hơi và khó tiêu, không tốt cho sản phụ và phụ nữ cho con bú.
  • Người gặp vấn đề về tiêu hóa: Sầu riêng giàu chất xơ, có thể gây ra các tác dụng phụ về tiêu hóa như đầy hơi, khí và tiêu chảy ở những người không quen với thực phẩm giàu chất xơ.
  • Người ăn chế độ ít carbohydrate: Sầu riêng rất giàu carbohydrate nên những người ăn chế độ ít carbohydrate cần tránh tiêu thụ.

Người suy giảm chức năng thận không nên ăn sầu riêng để tránh những tác động không mong muốn đến sức khỏe

Người suy giảm chức năng thận không nên ăn sầu riêng để tránh những tác động không mong muốn đến sức khỏe

Ăn sầu riêng uống rượu có sao không?

Nghiên cứu cho rằng các hợp chất giống như lưu huỳnh có trong sầu riêng ngăn chặn một số enzyme phá vỡ rượu. Từ đó khiến nồng độ cồn trong máu tăng lên, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn và tim đập nhanh.

Vì thế, tránh ăn sầu riêng và uống rượu cùng một lúc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tránh ăn sầu riêng và uống rượu cùng một lúc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Tránh ăn sầu riêng và uống rượu cùng một lúc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Xem thêm: 

  • Ăn quả na (mãng cầu) có tác dụng gì? 12 tác dụng của quả na
  • Hồng xiêm là gì? 12 tác dụng của hồng xiêm với sức khỏe bạn nên biết

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về tác dụng của sầu riêng mang lại cho sức khỏe cũng như những lưu ý khi sử dụng. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nếu bạn thấy hữu ích nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính