Kỷ tử vốn là vị thuốc quen thuộc và nổi tiếng trong Đông y, không chỉ tốt cho sức khỏe, tăng cường xương khớp mà còn giúp ta ngủ ngon, chống lão hóa.
Đặc biệt với những ai mắc bệnh mất ngủ kinh niên, chỉ cần dùng vị thuốc này mỗi tối, chất lượng giấc ngủ sẽ tốt lên, thậm chí không bị thức dậy giữa đêm.
Kỷ tử ăn đúng thời điểm được coi bổ ngang nhân sâm, hay đông trùng hạ thảo. Trước khi đi ngủ chính là thời điểm vàng ấy.
Các tác dụng chính của kỷ tử
Kỷ tử giúp tăng cường sức đề kháng. Chúng còn có thể bảo vệ gan và khôi phục lại sức khỏe của gan.
Nước ngâm kỷ tử có thể giúp mắt giảm các triệu chứng mệt mỏi, khô, chóng mặt... Đặc biệt đối với những ai dùng máy tính, di động mỗi ngày, mắt họ rất mệt mỏi, lúc này, một cốc kỷ tử sẽ làm giảm mệt mỏi.
Kỷ tử còn hỗ trợ những người bị chứng gan thận hư yếu, thiếu máu, ù tai lâu ngày, đau lưng, yếu sinh lý...
Với thanh niên, chúng có tác dụng làm đẹp da chống lão hóa và giúp lên tinh thần.
Kỷ tử đặc biệt được người già ưa chuộng, vì ngoài tác dụng tăng cường sức khỏe, chúng còn là giải pháp giúp họ có giấc ngủ ngon.
Với người già, chúng không chỉ hỗ trợ giấc ngủ, mà còn hạn chế hạ mỡ máu, ổn định huyết áp. Đặc biệt có thể trị triệu chứng như thiếu nước bọt, miệng khô, bí tiểu, ngũ tâm đều nóng, đổ mồ hôi trộm...
Vậy phải ăn kỷ tử thế nào để phát huy tác dụng tối đa?
Cách ăn tốt nhất là nhai trực tiếp, nếu không ăn được có thể ngâm vào nước rồi uống nước và ăn bã.
Người lớn nên ăn 20 hạt mỗi tối, rồi uống một cốc nước nguội.Trẻ em chỉ nên ăn 5 hạt.
Chú ý: kỷ tử vì nhiều chất bồi bổ nên dễ gây khó tiêu, những người nào cơ địa tỳ thấp hoặc táo bón lâu ngày ngày không nên ăn nhiều. Người cảm sốt, cơ địa viêm nhiễm hoặc đầy hơi chướng bụng không nên ăn.
Hoàng Oanh/GIADINHMOI.VN
Bạn đang xem bài viết Ăn một nắm hạt này trước khi đi ngủ, tốt cho sức khỏe lại hiệu quả hơn mọi loại thuốc ngủ tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].