1. Bảo chồng bình tĩnh
Dù chồng bạn có thể cần bình tĩnh lại nhưng việc bạn nói lời này, kết hợp với giọng điệu tức giận, có thể giống như đang tấn công chồng.
Thay vào đó, hãy thử nói: "Em có thể giúp gì không?"
Chỉ cần hỏi một câu như vậy thôi cũng đủ để chồng bạn hít thở sâu và bình tĩnh lại.
2. Bảo chồng tìm việc mới
Khi cảm xúc của chồng bạn đang dâng cao, ý nghĩ tìm việc mới có thể tràn ngập tâm chí anh ấy.
Tuy nhiên, ãy đợi đến khi giai đoạn căng thẳng này kết thúc và nói với chồng bạn rằng nếu tìm việc khác có thể giúp anh ấy thì bạn sẽ ủng hộ chồng.
3. So sánh
Trong thời điểm căng thẳng, bạn có thể dễ rơi vào sự so sánh "Em còn làm nhiều việc hơn anh".
Chúng ta luôn nghĩ rằng hôn nhân lành mạnh là phải chia đều 50/50. Tuy nhiên, thực tế có thể là tuần này 90/10 và tuần sau 30/70.
Đôi khi chúng ta cho đi rất nhiều, và đôi khi chúng ta nhận được rất nhiều. Chấp nhận sự thật này sẽ giúp gạt bỏ những cảm giác oán giận.
4. Dồn thêm cho chồng những việc không cần gấp
Chồng bạn đang bù đầu với công việc, nhưng trong khi đó, chậu rửa bát đang bị tắc, cỏ trong vườn cần cắt tỉa, và bạn muốn trang trí lại nhà tắm.
Tuy nhiên đây không phải thời điểm tốt để giao cho chồng bạn thêm những nhiệm vụ này.
5. Né tránh chồng
Khi bạn mệt mỏi vì phải cư xử dè dặt, cẩn thận để không làm chồng bạn khó chịu, đôi khi bạn có thể tìm cách né tránh chồng.
Tuy nhiên điều này có thể khiến chồng bạn cảm thấy đơn độc và không được ủng hộ.
Vì vậy, hãy ở bên chồng, thể hiện sự thông cảm (chẳng hạn "Em rất tiếc khi mọi thứ quá khó khăn"), cùng một cái vỗ nhẹ vào lưng hoặc một tách cà phê để chồng bạn biết rằng bạn luôn ở bên anh ấy.
6. Cho rằng căng thẳng không bao giờ kết thúc
Giữa lúc khó khăn, bạn có thể cảm thấy bế tắc. Bạn nghĩ rằng mình không lấy chồng vì điều này. Đây là mầm mống có thể phá hủy hôn nhân.
Thay vào đó, hãy nghĩ về khoảng thời gian căng thẳng mà bạn từng trải qua trong quá khứ.
Hãy nhớ rằng nó đã kết thúc. Và bạn đã vượt qua nó như thế nào, điều gì đã giúp đỡ bạn.
7. Cho rằng chồng ích kỷ
Khi chồng bạn tối này chỉ có công việc, bạn có thể cảm thấy anh ấy không muốn ở bên vợ con hay không muốn giúp đỡ bạn.
Nhưng điều đó có phải sự thật, hay chỉ là giả định của bạn?
Đa số trường hợp, các ông chồng sẽ muons ở bên vợ, tan làm đúng giờ hay tham dự trận bóng của con trai.
Đừng vội vàng nghi ngờ và nghĩ xấu cho chồng bạn.
8. Phê phán cách giải tỏa căng thẳng của chồng
"Anh được nghỉ một giờ và anh muốn làm điều đó à?"
Cách giải tỏacủa chồng có thể khác với bạn. Bạn có thể muốn anh ấy đưa bạn đi ăn tối hay chơi đùa cùng con để thư giãn, nhưng anh ấy lại cần ở một mình.
Cho anh ấy không gian mà anh ấy cần để giảm bớt áp lực là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm.
9. Bỏ quên nhu cầu của bản thân
Bạn có thể cố gắng đóng vai người vợ đảm đang trong 1, 2 ngày, thậm chí là 1 tuần.
Nhưng bạn cũng có giới hạn.
Bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, không được quan tâm.
Hãy thuê người trông trẻ giúp bạn một buổi chiều để làm điều gì đó mà bạn không thể làm khi phải trông con.
Hãy lên lịch gặp gỡ và đi ăn tối với bạn bè, tìm cách thư giãn và chăm sóc cho bản thân.
(Theo iMom)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 9 điều vợ không nên làm khi chồng gặp áp lực công việc tại chuyên mục Hôn nhân - Gia đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].