Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

9 cách khiến bất cứ ai cũng yêu thích bạn, làm gì cũng được giúp đỡ

Làm thế nào để người khác yêu mến đôi khi cũng cần nghệ thuật. Tất nhiên, bạn không phải gò ép mình khéo đến mức "thảo mai", nhưng bạn cũng nên chú ý một chút để dễ dàng được lòng mọi người, làm việc gì cũng thuận lợi hơn.

Với 9 mẹo nhỏ dưới đây, đảm bảo bạn sẽ được những người xung quanh yêu mến.

Nhớ ngày sinh nhật

Bước đầu tiên dễ được lòng mọi người nhất chính là ghi nhớ ngày sinh nhật của họ. Sinh nhật là một ngày quan trọng và ý nghĩa của mỗi người. Chính vì thế, nếu không có khả năng ghi nhớ, bạn có thể ghi vào một quyển sổ nào đó chẳng hạn. Có ai mà không cảm thấy thích thú khi có người nhớ đến ngày "riêng tư" của mình chứ, đúng không nào?

Thân thiện, lịch sự

Nếu bạn là người ít nói và không có khả năng trò chuyện lắm thì cũng đừng im lặng, tách mình khỏi cuộc chuyện trò mà hãy thường xuyên mỉm cười, chào hỏi những người xung quanh khi gặp mặt.

Dù chỉ là hành động xã giao nhưng sẽ khiến mọi người có ấn tượng về bạn, ghi nhận sự có mặt của bạn.

Đi cùng với hòa đồng đó chính là hãy luôn giữ thái độ lịch sự với mọi người, nhất là luôn biết cảm ơn nếu được giúp đỡ, một hành động “nhỏ” nhưng “có võ” đấy!

Tìm ra điểm chung

Khi bạn tìm được điểm chung giữa hai người thì cuộc nói chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ hơn rất nhiều.

Bạn có thể tìm thấy cách nói chuyện về điểm chung trong suốt các giai đoạn khi nói chuyện, hoặc bạn có thể được giới thiệu với một người nào đó đã biết rằng hai người có điểm chung, và bạn có thể nói chuyện về chủ đề đó như để giới thiệu.

Tất nhiên, việc đưa một người khác vào câu chuyện của bạn cũng cần lưu ý nên lựa những điểm tốt, để tránh "câu chuyện làm quà". Hơn nữa nếu bạn nói xấu người khác sẽ bị đối phương đánh giá không tốt.

Biết "tự cười mình"

Trong cuộc trò chuyện, nếu bạn quá nghiêm túc sẽ khiến câu chuyện khô khan, căng thẳng. Hãy biết cách pha trò, cười đùa đúng cách, hãy làm đơn giản mọi chuyện xung quanh, nhất là nên biết cách cười mình mỗi phi mắc phải sai lầm.

Hành động này vừa khiến mọi người bớt căng thẳng vừa giúp cho sai phạm của bạn được giảm nhẹ. Tuy nhiên, hãy kiểm soát nếu không muốn trở thành người vô duyên, cười sai hoàn cảnh.

Đừng tiếc lời khen

Lời khen đúng chừng mực luôn làm mát lòng người khác. Người Nga có câu ngạn ngữ thế này: "Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng, cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống".

Vậy thì bạn đừng "tiết kiệm" lời khen ngợi của mình dành cho người khác nhé! Lời khen tưởng chửng rất đơn giản như "Hôm nay bạn trông bạn rất dễ thương", hay như "Bạn làm tốt lắm"… nhưng nó lại mang lại những điều tuyệt vời cho mỗi con người.

Bạn hãy thử xem, đảm bảo đối phương sẽ mở lòng với bạn hơn nhiều.

Không cười cợt sai lầm của người khác

Bạn hãy thử tưởng tượng vào vị trí của mình, nếu bạn mắc sai lầm mà người khác cười cợt thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Nếu bạn khó chịu thì người khác cũng thế.

Không ai muốn mình bị biến thành trò cười cả, thay vào đó, hãy bao dung hơn, giúp đỡ họ thoát khỏi rắc rối và càng ít nhắc đến chuyện không hay đó càng tốt.

Lắng nghe và chia sẻ

Lắng nghe là cả một nghệ thuật, không phải ai cũng kiên nhẫn nghe người khác nói chuyện cả.

Nếu ai đó tìm đến bạn tâm sự, hãy chăm chú, kiên nhẫn nghe họ "trút bầu" tâm sự và chia sẻ cùng họ. Bởi vì người ta tin tưởng mình thì người ta mới tìm đến mình để nói chuyện.

Hãy thử đặt mình vào vị trí của họ, lắng nghe và đựa ra những lời khuyên, giúp họ vượt qua những khó khăn. Hãy lắng nghe một cách chân thành. Điều này sẽ giúp bạn được yêu mến và tin tưởng.

Đừng ra lệnh cho người khác

Không ai muốn bị người khác ra lệnh cho mình hết. Vậy thì bạn phải làm gì khi cần hoàn thành một việc gì đó?

Sự thật là bạn có thể gặt hái cùng một kết quả qua việc đặt câu hỏi như việc bạn có thể làm bằng việc ra lệnh.

Kết quả có thể như nhau, nhưng cảm xúc và thái độ của người kia có thể có sự khác biệt lớn, tuỳ thuộc vào cách tiếp cận của bạn ra sao.

Đừng cố "gồng"

Thoải mái, thoải  mái và thoải mái là thần chú hữu hiệu nhất nếu bạn muốn được mọi người yêu mến, đón nhận.

Hãy bộc lộ mình chân phương, giản dị, dễ gần nhất. Bạn càng “gồng” bao nhiêu thì mọi người sẽ càng nghĩ bạn chỉ là một kẻ giả tạo cố tỏ vẻ thân thiện mà thôi.

Hãy tự nhiên và xem mọi người là bạn thật sự, chắc chắn sự chân thành sẽ được đáp lại bằng chân thành. Hãy nhớ, cũng đừng tỏ ra khéo quá mà thành thảo mai nhé.

Biết khi nào nên kết thúc cuộc trò chuyện

Nếu cuộc trò chuyện của bạn đang tiến triển tốt, hãy tìm được một thời điểm kết thúc câu chuyện hợp lý.

Bởi nếu cuộc trò chuyện diễn ra quá lâu dễ dẫn đến nhàm chán, tất nhiên cách bạn lựa chọn kết thúc trò chuyện cũng phải khéo léo và thông minh, đừng để người khác cảm thấy hụt hẫng đến mức thiếu tôn trọng nhé!

Thạch Thảo

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính