Có không ít các cặp vợ chồng ly hôn vì giữa họ không thể nói chuyện được với nhau. Giữa vợ chồng cũng không hề nhận ra được tầm quan trọng trong việc giao tiếp vợ chồng để duy trì hạnh phúc hôn nhân.
Hễ vợ mở lời là chồng không muốn nghe. Hay cứ mỗi khi chồng nói là vợ lại lặng đi chỗ khác. Vậy làm thế nào để chồng lắng nghe vợ và luôn muốn nói chuyện với vợ?
1. Yêu thương, tránh những lời trách móc
Nếu bạn đang cảm thấy khó khăn khi nói chuyện với chồng vì anh ấy ít khi lắng nghe mình, bạn nên thử cách biểu lộ tình cảm của mình trước.
Trước khi muốn chồng lắng nghe mình nói điều gì đó, hãy bộc lộ cảm xúc yêu thương của mình, đừng vội trách móc hay nói điều gì đó không hay.
2. Chọn thời gian và địa điểm nói chuyện
Phụ nữ thường rất nóng vội và muốn chia sẻ với chồng về mọi chuyện. Nhưng nếu nói vào thời gian và địa điểm không thích hợp có thể khiến bạn thất vọng vì anh ấy chẳng nghe bạn nói đâu.
Bạn không nên chia sẻ chuyện gì đó nếu chồng đang vội, bị sếp điều đi công tác gấp hay anh ấy đang bị bệnh, mệt mỏi.
Hơn nữa, nếu nói chuyện vợ chồng ở cơ quan, chỗ đông người cũng là cách mà các ông chồng không ưa cho lắm. Họ thường thích nói chuyện riêng tư khi về nhà.
3. Cần nói rõ mình muốn nói gì
Đối với đàn ông, họ ít khi có kiên nhẫn ngồi nghe vợ nói dông dài. Vì thế, để chồng có thể nghe hết câu chuyện, bạn nên nói rõ ràng, mạch lạc.
Có không ít bà vợ lạc vào sai lầm là nói dài nhưng câu chuyện không đầu, không cuối, cũng không nói rõ ra là mình muốn gì nên khiến các ông chồng phải đoán già đoán non.
4. Hỏi chồng thời gian thích hợp
Trong trường hợp có chuyện gấp bạn nên thông báo ngắn gọn. Nhưng nếu muốn giãi bày tâm sự hay bàn bạc điều gì đó, bạn có thể hỏi anh ấy về thời gian thích hợp để nói chuyện.
Hỏi và để chồng chủ động quyết định thời gian, chắc chắn chồng sẽ lắng nghe bạn nói nhiều hơn.
5. Nên nói những điều quan trọng
Đàn ông khi nghe vợ nói chuyện sợ nhất là câu chuyện nó cứ dài ra không có điểm kết thúc. Nếu bạn có ý định nói về một sự kiện nào đó trong gia đình hãy tập trung vào nó chứ đừng lái sang chuyện hàng xóm.
Nếu bạn muốn nói về việc học hành của con cái, bạn không nên bẻ lái sang mấy cô bạn của mình.
6. Chú ý giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể
Bí quyết để chồng nghe hết câu chuyện của mình đó là giọng điệu nhẹ nhàng và ngôn ngữ cơ thể hiền hòa. Bạn không nên biểu hiện rằng mình muốn trách mắng anh ấy về một tội gì đó hay kiểu cau có khó chịu khi nói chuyện với chồng.
Chuyện gì cũng có cách giải quyết nên bạn không nhất thiết phải nói nói to hay kiểu trách móc anh ấy ngay lập tức.
7. Hãy để anh ấy biết bạn thật sự nghiêm túc
Đôi khi chồng sẽ từ chối nói chuyện và cho rằng điều vợ nói chẳng ảnh hưởng gì đến bản thân và gia đình. Điều đó dẫn đến việc vợ chồng ít khi nói chuyện với nhau và vì thế hạnh phúc gia đình cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nhưng bạn nên phân tích cho anh ấy hiểu về hệ quả của nó đối với gia đình thế nào, mối quan hệ của vợ chồng, con cái ra sao. Hoặc cho anh ấy biết trước câu chuyện của mình sắp nói có thể liên quan đến công việc của anh.
8. Không nên độc thoại
Để chồng có thể hào hứng với câu chuyện bạn nói, hãy tương tác với anh ấy. Bạn có thể hỏi chồng về ý kiến về chuyện bạn nói như thế nào.
Nếu lỡ chồng có đưa ra ý kiến điên rồ nào đó thì cũng đừng vội phản bác ngay, hãy hỏi anh ấy tại sao lại chọn cách đó.
9. Lựa chọn ngôn ngữ khôn khéo
Nghệ thuậy giúp vợ và chồng có thể nói chuyện dễ dàng và chồng luôn lắng nghe vợ đó là lựa chọn từ ngữ. Vợ nên nói những từ dễ hiểu, rõ ràng.
Hơn nữa, bạn cũng không nên nói những từ mang tính chỉ trích, lăng mạ chửi bới dẫn đến những trận cãi vã không đáng có.
(Theo Oncology)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết 9 cách giúp chồng lắng nghe vợ và luôn muốn nói chuyện với vợ, duy trì hạnh phúc hôn nhân tại chuyên mục Hôn nhân - Gia đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].