Các mẹ hãy “bỏ túi” 9 nguyên tắc dưới đây trong quá trình mang thai.
Mẹ bầu ăn tinh bột vừa đủ
Do tinh bột cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ bầu nên mặc dù hạn chế ăn tinh bột, nhưng mỗi ngày mẹ vẫn nên ăn khoảng 2-3 bát cơm. Đồng thời, nên kiểm soát lượng tinh bột và chọn nguồn tinh bột có lợi.
Ví dụ chọn thay cơm trắng, bún, phở, bánh mì trắng... bằng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang luộc, bắp luộc, các loại đậu... để đảm bảo vừa cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, không bị đói nhanh mà vẫn không lo tăng cân nhiều.
Chia thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp mẹ bầu tiêu hóa dễ dàng hơn
Hiện tượng buồn nôn, ốm nghén, khó tiêu hóa khi mang thai có thể làm cho mẹ không thể tập trung vào ăn ba bữa chính như bình thường. Vì vậy, mẹ nên chia nhỏ thành 5-7 bữa ăn.
Việc này giúp bà bầu nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và con, đồng thời làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích mỡ thừa, bớt ốm nghén. Trong các bữa phụ, các mẹ nên tăng cường các loại sinh tố hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng để tốt cho em bé.
Mẹ bầu nên chia khẩu phần ăn hợp lý
Chia khẩu phần ăn thành 25% là protein (thịt, cá, trứng,...), 25% tinh bột (cơm, bánh mì, bún,...) và 50% là rau củ, điều này sẽ giúp mẹ hạn chế tăng cân mà vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý, hãy đa dạng các nguồn cung cấp những thành phần dưỡng chất này, chứ không nên tập trung vào một vài loại thực phẩm nhất định.
Hạn chế tối đa đồ ngọt để tránh tiểu đường thai kỳ
Ví dụ các món ăn vặt như bánh kẹo, tuyệt đối không uống nước ngọt có ga, ngay cả trái cây cũng tránh ăn nhiều trái cây có hàm lượng đường quá cao như dưa hấu, vải,... mà thay bằng dâu tây, bưởi, cam...
Chú trọng các nhóm thực phẩm có lợi cho phụ nữ mang thai
Hãy uống 1 lít sữa tươi không đường mỗi ngày hoặc sữa tươi làm từ các hạt ngũ cốc vừa đẹp da cho bà bầu vừa tốt cho em bé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng thêm yến, uống nước cam, ăn nhiều trái cây, cua tôm để bổ sung đầy đủ chất cho bé. Hoặc bổ sung thêm hạt óc chó, hạt dẻ cũng rất tốt cho bé, ăn phô mai cứng (vì không chứa vi khuẩn), sữa chua không đường, ăn chuối, hải sản để cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể.
Mẹ bầu nên uống đủ 3 lít chất lỏng mỗi ngày
Bao gồm sữa, nước lọc, nước trái cây, canh
Kiêng các loại thức ăn, đồ uống không có lợi cho quá trình mang thai
Ví dụ như dứa (thơm), rau răm, đu đủ xanh... (vì gây kích thích co tử cung), đồ sống, phô mai mềm, thịt xông khói,... (vì dễ chứa vi khuẩn do chưa được nấu chín, tiệt trùng), cá biển lớn như cá thu, cá kình, cá mập,... (vì chứa hàm lượng thuỷ ngân cao).
Sử dụng thêm các viên uống bổ sung vitamin, khoáng chất dành cho bà bầu
Khi mang thai, đòi hỏi cơ thể cần cung cấp một lượng lớn các loại vi chất cần thiết như sắt, acid folic, canxi, DHA, EPA... Tuy nhiên, những vi chất này lại thường không được cung cấp đủ qua chế độ ăn thông thường.
Do vậy, việc bổ sung những dưỡng chất trên qua các viên uống bổ sung cho bà bầu là rất quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe cho người mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Việc này được khuyến cáo nên bắt đầu thậm chí trước khi có thai 3 tháng và kéo dài kể cả sau khi sinh.
Bác sĩ khuyên mẹ bầu cần tập thể dục nhẹ nhàng
Mẹ bầu cũng chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, không quá sức để tập trong thời gian này giúp mẹ khỏe và giữ dáng như yoga, đi bộ, bơi lội hoặc các bài tập thể dục dành riêng cho bà bầu.
Xem thêm tại đây: http://preiq.vn/
Bạn đang xem bài viết 9 ‘bí kíp' mẹ bầu cần bỏ túi để thai nhi phát triển đúng chuẩn mà mẹ không tăng cân nhiều tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].