1. Dùng lưỡi chạm mũi
Thử thè lưỡi ra xem bạn có chạm được đến mũi không? Nếu làm được thì bạn quả là một của hiếm đấy, vì không nhiều người làm được điều đó đâu.
Trên thực tế, lưỡi của đa số chúng ta không đủ dài để chạm đến đầu mũi hoặc cằm. Theo thống kê thì chỉ có khoảng 10% dân số thế giới làm được thôi.
2. Di chuyển bộ phận trên cùng một tay hoặc chân theo các hướng ngược nhau
Thử nhé: nhấc bàn chân phải lên, xoay theo chiều kim đồng hồ. Nhưng đồng thời, hãy thử dùng ngón chân cái vẽ một số "6" ngay trong không khí xem. Chắc chắn bạn sẽ nhận ra rằng một cách vô thức bàn chân của bạn cũng sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ, bởi đó là hướng vẽ của số 6.
Với tay cũng vậy: lấy bàn tay xoay theo chiều kim đồng hồ, rồi dùng ngón trỏ vẽ hình số 6. Kết quả tương tự cũng xảy ra.
Tuy nhiên một số người lại nằm ngoài quy luật này, bởi não bộ của họ có thiết kế hơi khác so với người bình thường. Ngoài ra, một vài trường hợp có thể làm được thông qua luyện tập.
3. Gleek
Đây là một thuật ngữ để chỉ khả năng phun nước bọt ra khỏi miệng mà chỉ dùng đến lưỡi. Bạn đẩy lưỡi mạnh một cái, nước miếng văng thành tia ra ngoài - đó gọi là Gleek.
Nhìn có vẻ tầm thường, nhưng đây là một khả năng rất hiếm. Nó xảy ra do cơ địa của một số người có tuyến nước bọt sản sinh ra cực kỳ nhiều.
Dù vậy, người bình thường cũng có thể gleek nếu dùng đến chanh, dù lượng nước miếng phun ra khó mà bằng hội... thiên tài kia được.
4. Hắt xì khi đang mở mắt
Giữa mũi và mắt của chúng ta có những bó dây thần kinh sọ chịu trách nhiệm kết nối. Chính vì chúng mà mỗi khi bạn hắt xì, luồng hơi sẽ kích thích dây thần kinh và tạo ra một phản xạ vô điều kiện tại mắt, khiến mắt tự động đóng lại.
Nhưng đó chỉ là với phần lớn chúng ta thôi. Vẫn có những trường hợp bị lỗi chức năng này, khiến mắt không cần phải đóng lại mỗi lần hắt hơi. Và yên tâm đi, dù áp lực từ cú hắt xì là tương đối lớn (có thể lên tới 300km/h), nhưng mắt được bảo vệ rất kỹ nên sẽ không có vấn đề gì đâu.
5. Gấp lưỡi thành một nửa mà không dùng răng
Đây cũng là một trong những khả năng hiếm gặp, với tỉ lệ chỉ 1 phần triệu.6. Tự cùVới đa số chúng ta, việc tự dùng tay cù (thọc lét) là điều không thể.
Bởi lẽ, cảm giác "nhột" thực chất phải đến từ việc não bộ bất ngờ trước sự đụng chạm đến cơ thể. Vậy nên, bạn sẽ không cách nào tự khiến bản thân cảm thấy nhột được, vì chính não bộ của bạn đã ra lệnh làm hành động đó.
6. Tự cù mình
Tuy nhiên theo các nhà khoa học thì vẫn có một vài trường hợp có khả năng tự cù. Tuy nhiên, đó không phải là một tin vui, vì có khả năng là triệu chứng của bệnh " tâm thần phân liệt " - Schizophrenia.
Nghiên cứu đầu tiên về những người có khả năng tự cù bản thân được công bố từ những năm 2000, bởi tiến sĩ tâm lý Sarah Jayne Blakemore. Trong đó, nghiên cứu đã chỉ ra những người có hệ thần kinh bình thường không thể cù bản thân đến mức cười nổi, trong khi người mắc tâm thần phân liệt thì có thể.
7. Gập ngược ngón tay cái
Đừng nhìn bàn tay bên phải với một ánh mắt kỳ lạ như thế. Thực ra trên đời có những người sở hữu ngón cái với 2 khớp, được gọi là hiện tượng Hitchiker. 2 khớp này cho phép họ bẻ ngược ngón cái ra phía mu bàn tay mà không gây đau đớn hay rủi ro gì.
Một số người có thể bẻ cả 2 ngón tay, số khác chỉ bẻ được 1. Nhưng dù sao thì đây cũng không phải là hiện tượng quá hiếm, khi thống kê cho thấy có khoảng 20% - 25% dân số làm được điều đó.
8. Có một ngón đeo nhẫn tách biệt
Hãy thử cử động các ngón tay, bạn sẽ nhận ra một sự thật: Mỗi khi di chuyển ngón giữa hoặc ngón út, ngón áp út sẽ tự động di chuyển theo. Tuy nhiên, trên đời này tồn tại những người có khả năng cử động tách biệt các ngón này, và khoa học bảo rằng đây dường như là khả năng được di truyền lại.
Khang NhiBạn đang xem bài viết 8 việc tưởng cực kỳ đơn giản nhưng hóa ra hầu hết chúng ta không ai có thể làm được tại chuyên mục Sống Hạnh Phúc của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].