1. Minh hôn - Đám cưới ma
Hủ tục ghê rợn "đám cưới ma" hiện nay vẫn còn tồn tại ở các vùng sâu vùng xa của Trung Quốc. Đám cưới này là sự kết duyên giữa hai người đã mất hoặc 1 người vừa mất và một người... còn sống.
Tập tục này xảy ra với nhiều lý do, chẳng hạn chú rể ốm liên miên có thể tiến hành minh hôn, hoặc một một gia đình muốn có người kế thừa dòng tộc. Cô dâu có thể kết hôn với chú rể đã qua đời được đại diện trong lễ cưới bằng một con gà trống trắng. Thậm chí người vợ có thể nhận nuôi một người thừa kế tương lai.
2. Tục bó chân từng được cho là biểu tượng của cái đẹp
Tục bó chân là một tập tục áp dụng cho phụ nữ, nó tồn tại ở Trung Quốc trong khoảng thời gian dài hàng nghìn năm, trải qua nhiều triều đại phong kiến. Theo đó, người phụ nữ phải bó chân "gót sen" để có thể đi vừa vào đôi giày thêu nhỏ xíu. Điều này dẫn đến gãy ngón chân và biến dạng bàn chân vô cùng đau đớn. Ngày nay, tục bó chân đã bị bãi bỏ.
3. Một số thang máy tránh số 4
Người Trung Quốc cho rằng số 4 là con số xui xẻo vì "tứ" đọc gần giống với "tử", tức là cái chết. Do đó nhiều thang máy ở Trung Quốc loại hẳn số 4 khỏi số tầng.
4. Màu trắng là màu trong đám tang
Trái với các nước phương Tây cho rằng cái chết đi với màu đen, thì ở Trung Quốc và một số nước châu Á thì màu trắng đi với sự tang tóc, chết chóc. Do đó, cả khách dự đám tang, người đã khuất, hoa và phong bì tiền cũng đều màu trắng.
5. Lì xì đỏ là món quà được ưa chuộng
Dịp sinh nhật, tốt nghiệp, năm mới,... người Trung Quốc thường tặng nhau tiền trong lì xì đỏ làm quà. Tập tục này bắt nguồn từ thời nhà Tần, khi đó người già thường xâu tiền xu bằng sợi dây đỏ. Đó vừa là biểu tượng may mắn vừa xua đuổi tà ma. Thậm chí ngày nay họ còn có phiên bản số hóa để mọi người gửi lì xì cho nhau qua điện thoại.
6. Bạn có thể sẽ phải mời hai lần
Khi bạn mời họ uống trà, hay dành cho họ lời khen, thì ban đầu người Trung Quốc thường sẽ từ chối điều đó. Đó là dấu hiệu của sự tôn trọng hay là khiêm tốn. Vì vậy nếu ở Trung Quốc và bạn được tặng quà, hãy lịch sự từ chối một vài lần, bạn sẽ có vẻ không tham lam, và ghi điểm về phép lịch sự trong mắt họ!
7. Chó cảnh là biểu tượng địa vị
Nhiều chú chó đang trở thành biểu tượng địa vị cho tầng lớp trung lưu mới nổi. Chú chó Ngao tây Tạng có tên Big Splash này đã được mua với giá khoảng 1,5 triệu USD.
8. Họ không bao giờ chia sẻ lê
Chia sẻ đồ ăn là lịch sự, nhưng đừng bao giờ chia sẻ một quả lê với bạn bè khi ở Trung Quốc. Vì ở Trung Quốc thì từ "chia lê" đọc giống "chia ly", do đó bổ và chia lê là điềm gở và là dấu hiệu tình bạn xấu đi.
(Theo BS)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 8 tập tục văn hóa kỳ lạ của Trung Quốc khiến người nước ngoài bối rối, thậm chí là shock tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].