1. Phân biệt giai cấp ở các trường Quốc tế
Ban đầu, các trường quốc tế Hàn Quốc được lập để dành cho trẻ em nước ngoài, nhưng bây giờ chúng trở thành dịch vụ giáo dục cao cấp cho giới quý tộc Hàn Quốc.
Với mức học phí tiểu học 30.000 đô la mỗi năm, trường Quốc tế Chadwick vượt ngoài tầm với của hầu hết gia đình nước ngoài sinh sống và làm việc tại đây.
Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, 78% học sinh ở các trường quốc tế Hàn Quốc là người Hàn, trái với quy định chỉ được từ 30-50%.
Trước thực trạng này, các trường đại học giảm tới một nửa mức học phí dành cho du học sinh.
2. Học sinh Hàn Quốc ít hạnh phúc và chịu áp lực nhiều nhất trong số các nước phát triển
Theo nghiên cứu của Viện Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc năm 2013, 60% học sinh Hàn Quốc thú nhận sống không vui vẻ, so với số liệu 29% ở các nước khác theo khảo sát bởi UNICEF.
Nghiên cứu cũng cho thấy học sinh Hàn Quốc đứng thứ 1 về chịu áp lực và căng thẳng trong học tập so với các nước phát triển khác.
Học sinh Hàn Quốc phải học ở trường từ 10 đến 14 tiếng mỗi ngày, và xứ kim chi cũng nổi tiếng thế giới với những kỳ thi vô cùng tàn khốc.
3. Những kỳ thi được cho là nguyên nhân gia tăng tự tử ở giới trẻ
Trong 60 năm qua, Hàn Quốc đã đi lên từ một nước nghèo trở thành một trong bốn ‘con rồng kinh tế’ của châu Á.
Nhiều người cho rằng thành công này một phần là nhờ hệ thống các kỳ thi khốc liệt của nước này.
Mặt khác, Hàn Quốc là nước đứng thứ nhì về tỉ lệ tự tử ở giới trẻ. Nhiều người tin rằng có sự liên quan nhất định giữa những số liệu này.
Chính phủ Hàn Quốc đã phải thực hiện lệnh giới nghiêm cấm các lớp học sau 10 giờ tối luyện thi cho học sinh chuẩn bị cho kỳ thi đại học dài 8 tiếng đồng hồ.
4. Giáo viên phải nghe theo những ‘bà mẹ hổ’
Một giáo viên nước ngoài đã dạy tiểu học ở Hàn Quốc 2 năm cho biết, ‘Trong giáo dục, phụ huynh coi số lượng là trên hết. Với họ, càng nhiều bài tập, nhiều môn học, nhiều giờ học trên lớp thì con họ càng giỏi.’
‘Hiệu trưởng chiều theo mọi yêu cầu của phụ huynh vì sợ mất học sinh.’
Quyền năng của các ‘bà mẹ hổ’ này khiến các giáo viên nước ngoài thương xót cho lãnh đạo nhà trường phải thay đổi phần lớn cơ cấu trong trường học theo những đòi hỏi của cha mẹ học sinh.
5. Các chính sách ưu đãi tài chính thu hút nhiều giáo viên nước ngoài
Theo một nghiên cứu của Đại học Auckland, phần lớn lí do khiến các giáo viên bản xứ dạy tiếng Anh ở các nước đang phát triển là do lợi ích tài chính.
Nhiều giáo viên phương Tây chọn Hàn Quốc vì tỉ lệ thất nghiệp cao ở nước này. Đam mê dạy học không phải là lý do hàng đầu.
6. Chuộng giáo viên người da trắng
Ở Hàn Quốc, tin tuyển dụng giáo viên tiếng Anh ghi rõ yêu cầu là người da trắng. Có một loại định kiến cố hữu rằng người bản xứ da trắng nói tiếng Anh chuẩn hơn người da màu.
Sự phân biệt chủng tộc trong tuyển dụng còn thể hiện ở việc các nhà tuyển dụng yêu cầu ảnh cá nhân kèm theo CV xin việc.
7. Giáo viên nước ngoài bị kiểm soát bởi hợp đồng
Hầu hết giáo viên nước ngoài ở Hàn Quốc được chủ lao động làm visa E-2 (visa lao động dành cho giáo viên ngoại ngữ). Hợp đồng thường gồm cả chỗ ở cho giáo viên.
Nếu giáo viên ngừng hợp đồng với nhà trường, visa và nhà ở sẽ bị thu hồi. Tìm nhà riêng ở Hàn Quốc rất khó khăn vì phải trả tiền thuê ngoại ngạch hoặc đặt cọc từ 10.000 đô la trở lên.
Hệ thống phát luật Hàn Quốc rất ưu đãi với người dân, nhưng với người nước ngoài thì không được như vậy.
Trên các diễn đàn luật pháp của các giáo viên nước ngoài, những câu chuyện về việc bị khám xét nhà riêng khi không ở nhà hay đặt camera theo dõi ở nhà riêng đã không còn xa lạ.
Tuy nhiên với một người không thông thạo tiếng Hàn, muốn nhờ pháp luật can thiệp có thể rất khó khăn và tốn kém.
8. Tuyển chọn giáo viên nước ngoài theo quốc tịch, không cần kinh nghiệm
Để trở thành giáo viên tiếng Anh ở Hàn Quốc bạn phải là người bản xứ đến từ các nước nói tiếng Anh và có bằng đại học (chuyên ngành gì cũng được).
Giáo viên nước ngoài phải có lý lịch trong sạch và không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngoài ra, không hề có yêu cầu về chuyên môn.
Lương của một giáo viên bản xứ không có kinh nghiệm có thể cao gấp đôi lương của một giáo viên người Hàn Quốc có kinh nghiệm phong phú và bằng thạc sĩ sư phạm.
Thu TrangBạn đang xem bài viết 8 sự thật về giáo dục Hàn Quốc khiến bạn suy nghĩ lại việc học tập của mình tại chuyên mục Học đường của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].