Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

8 lưu ý khi sử dụng hà thủ ô đỏ bạn nên bỏ túi ngay

Ngoài những tác dụng chữa bệnh đã được biết đến rộng rãi trong Đông y, bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng hà thủ ô đỏ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Hà thủ ô đỏ là gì?

Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Fallopia multiflora (Thunb.) là một loại dây leo, sống lâu năm. Thân xoắn vào nhau. Phía ngoài nhẵn, có máu xanh tía. Lá mọc so le và cuống dài. Phiến lá hình tim hẹp, đầu nhọn, mép lượn sóng. Hoa màu trắng mọc thành chùm và chia nhiều nhánh.

Hà thủ ô thường mọc hoang ở các tỉnh rừng núi phía Bắc như Phú Thọ, Bắc Giang, Lào Cai, Nghệ An,...

Thảo dược này chứa các thành phần nổi bật như anthranoid, tannin, lecithin, tinh bột, chất béo,..Hà thủ ô đỏ là dược liệu quý ở dân gian và được coi là bài thuốc giúp bổ máu, đen tóc, hỗ trợ thận yếu, hạ mỡ máu và các bệnh dạ dày,...

1 Liều dùng

Liều dùng thích hợp của hà thủ ô đỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng và một số tình trạng bệnh lý khác. 

Hiện chưa có đủ thông tin từ các nghiên cứu lâm sàng về liều dùng tiêu chuẩn của thảo dược này. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến từ dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng. 

Nên tham khảo bác sĩ để sử dụng hà thủ ô đúng cách

Nên tham khảo bác sĩ để sử dụng hà thủ ô đúng cách

2 Tác dụng phụ

Mặc dù hà thủ ô là một vị thuốc quý trong các bài thuốc đông y, nhưng nếu sử dụng sai cách có thể có những tác dụng phụ không ngờ đến như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mất kali máu dẫn đến rối loạn điện giải, tê bì chân tay. 

Ngoài ra, việc lạm dụng hà thủ ô còn có thể dẫn đến ngộ độc gan, thậm chí là ung thư gan. 

Lạm dụng thảo dược có thể gây ngộ độc gan

Lạm dụng thảo dược có thể gây ngộ độc gan

3 Không sử dụng với phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng hà thủ ô do có độc tính lên phôi thai. Bên cạnh đó, với tác dụng làm kích thích đường ruột và rối loạn điện giải, loại thảo dược này dễ gây các tình trạng tiêu chảy, yếu cơ gây ảnh hưởng cho mẹ và trẻ. 

Tác dụng của hà thủ ô có thể gây độc cho phụ nữ trong thai kỳ

Tác dụng của hà thủ ô có thể gây độc cho phụ nữ trong thai kỳ

4 Không sử dụng với người nhạy cảm với hormone

Chiết xuất từ hà thủ ô đỏ có hoạt động tương tự như hormone sinh dục như estrogen.

Vì vậy, nếu bạn đang mắc phải các tình trạng nhạy cảm với hormone như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung thì nên tránh sử dụng vì có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh lý hiện tại. 

5 Cân nhắc khi sử dụng với người tiểu đường

Hà thủ ô có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, đặc biệt ở người bệnh đái tháo đường. Vì vậy, cần cân nhắc khi sử dụng hà thủ ô đỏ ở người bệnh đái tháo đường, nếu sử dụng thì cần theo dõi các dấu hiệu của hạ đường huyết ở người bệnh. 

Hà thủ ô làm tăng tác dụng hạ đường huyết

Hà thủ ô làm tăng tác dụng hạ đường huyết

6 Có thể gây tổn thương gan

Hà thủ ô đỏ và các chiết xuất gây tổn thương gan ở người. Đồng thời, nhiều trường hợp cho thấy hà thủ ô đỏ làm nặng thêm tình trạng bệnh gan hiện tại và cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cho người bệnh. 

Cây cũng có thể gây độc cho thận, thần kinh và phổi. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng hà thủ ô ở những người mắc các bệnh lý về gan. 

Gan có vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất

Gan có vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất

7 Ngưng dùng trước khi phẫu thuật

Vì hà thủ ô gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, khả năng đông máu nên có nhiều lo ngại về vấn đề kiểm soát đường huyết, đông máu trong và sau khi phẫu thuật.

Do đó, khuyến cáo nên ngừng sử dụng hà thủ ô đỏ ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật. 

Ngưng sử dụng hà thủ ô nếu bạn chuẩn bị phẫu thuật

Ngưng sử dụng hà thủ ô nếu bạn chuẩn bị phẫu thuật

8 Các loại thuốc tương tác với hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ có thể tương tác và giảm tác dụng điều trị của một số loại thuốc điều trị như thuốc kháng đông, thuốc ngừa thai, thuốc lợi tiểu,... Bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng hà thủ ô. 

Thuốc làm chậm đông máu

Sử dụng hà thủ ô cùng với các loại thuốc kháng đông có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy, để tránh các tác dụng bất lợi cho người bệnh đang điều trị các loại thuốc kháng đông, nên thận trọng khi bắt đầu kết hợp với thảo dược này. 

Tăng nguy cơ chảy máu có thể gây rối loạn huyết động

Tăng nguy cơ chảy máu có thể gây rối loạn huyết động

Thuốc tránh thai 

Một số loại thuốc tránh thai có chứa estrogen với một số tác dụng tương tự hà thủ ô. Vì vậy, dùng hà thủ ô đỏ cùng với thuốc tránh thai có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. 

Hà thủ ô làm giảm tác dụng tránh thai của thuốc

Hà thủ ô làm giảm tác dụng tránh thai của thuốc

Thuốc lợi tiểu

Hà thủ ô cũng làm tăng nguy cơ hạ kali máu khi dùng chung với một số loại thuốc lợi tiểu. Khi lạm dung, người bệnh có thể cảm thấy tê bì, đau cơ, yếu liệt, thậm chí còn có thể gây rối loạn nhịp tim do hạ kali máu. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng kết hợp. 

Hạ kali máu là tình trạng nguy hiểm cho người bệnh

Hạ kali máu là tình trạng nguy hiểm cho người bệnh

Thuốc nhuận tràng kích thích

Hà thủ ô cũng có tác dụng nhuận tràng do thúc đẩy vận động của ruột. Dùng hà thủ ô cùng với các loại thuốc nhuận tràng kích thích có thể gây tiêu chảy, mất nước dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải. 

Hà thủ ô có tác dụng nhuận tràng, tăng vận động ruột

Hà thủ ô có tác dụng nhuận tràng, tăng vận động ruột

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Hà thủ ô có thể làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy khi dùng ở bệnh nhân đái tháo đường có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của thuốc điều trị.

Do đó, cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và điều chỉnh liều thuốc nếu có chỉ định. 

Dùng hà thủ ô có thể gây hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

Dùng hà thủ ô có thể gây hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

Xem thêm

  • Tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe
  • 14 tác dụng của cây đinh hương đối với sức khỏe bạn nên biết

Hà thủ ô đỏ là vị thuốc quý trong Đông y, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần chú ý khi sử dụng để tránh các tác dụng không mong muốn. Hãy cùng chia sẻ bài viết để mọi người cùng biết nhé! 

Nguồn tham khảo: WebMD, Drugs

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính