Đầu tiên là tiêu chuẩn kép đối với việc trang điểm. Khi mọi người thấy một phụ nữ trang điểm, họ có thể đánh giá cô ấy đẹp giả tạo, thậm chí là rẻ tiền.
Nhưng một người phụ nữ không trang điểm chút nào có thể bị coi là kém hấp dẫn, không tôn trọng người nhìn.
Phụ nữ vẫn thường xuyên bị áp đặt rằng nhiệm vụ chính của họ là chăm sóc gia đình. Nhưng người lựa chọn ở nhà làm nội trợ cũng có thể bị phán xét vì không làm ra tiền, chưa kể đến những người ưu tiên sự nghiệp sẽ bị cho là không quan tâm chồng con.
Người ta thường có định kiến rằng những người phụ nữ mọt sách, thích văn học cổ điển là kiểu người nhút nhát, nhàm chán, không thể là người bạn thú vị. Ngược lại người thích tiệc tùng bị cho là gái hư chứ không thể là học sinh giỏi hay người phụ nữ thành công.
Có những người thích dạy đời người khác và ai cũng có thể trở thành nạn nhân của họ. Khi phụ nữ thích ở nhà nấu ăn, họ sẽ khuyên cô ấy nên đến salon làm đẹp, chăm sóc bản thân, nhưng một người phụ nữ không có thời gian vào bếp sẽ bị chỉ trích vì cho chồng con ăn đồ ăn ngoài.
Quan niệm về cái đẹp luôn không ngừng thay đổi và xã hội vẫn cố áp đặt lên những người có chút sai lệch với cái đẹp "chuẩn mực".
Một cô gái xinh đẹp dù làm gì cũng sẽ được cho là đáng yêu, dễ thương, nhưng một cô gái không đạt tiêu chuẩn cái đẹp của xã hội sẽ bị phán xét dù làm cùng một việc.
Ngoại hình của một người đóng vai trò quan trọng trong thái độ của người khác với họ. Một cô gái dễ thương thích nuôi mèo sẽ được cho là tốt bụng, nhân ái. Nhưng một người phụ nữ lớn tuổi thích nuôi mèo có thể bị khuyên kiếm chồng thay vì chăm thú cưng.
Bạn đã từng gặp tình huống tiến thoái lưỡng nan thế này chưa? Bạn hiếm hoi mạnh tay mua một chiếc váy đẹp hoặc tiết kiệm chi tiêu cho môt chuyến du lịch, nhưng không tránh khỏi những ý kiến phản đối.
Người phụ nữ mua quần áo đắt tiền để làm hài lòng chính mình sẽ bị đánh giá là hoang phí, đua đòi. Nhưng người phụ nữ tiết kiệm chi tiêu để có tiền đi du lịch sẽ bị chê là hà tiện.
Nhà trẻ là nơi giúp đỡ các phụ huynh không thể chăm sóc con toàn thời gian vì công việc. Cũng có những bậc phụ huynh có thể tự chăm sóc và dạy con tại nhà.
Tuy nhiên kiểu nào thì các "chuyên gia" tâm lý sẽ chỉ trích họ. Hoặc là chê người mẹ không muốn chăm con nên gửi đi nhà trẻ, hoặc là chỉ trích người mẹ không quan tâm tương lai của con, không để con làm quen trường lớp.
Bạn đã từng đối diện những kiểu tiêu chuẩn kép nào? Hãy chia sẻ nhé.
(Theo BS)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 8 tiêu chuẩn kép trong xã hội phụ nữ thường phải đối diện tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].