1. Khách sạn con nhộng
Có thể bạn cũng biết, khách sạn bình thường ở Nhật Bản khá là đắt đỏ. Vậy có một lựa chọn thay thế dành cho khách du lịch, đó là khách sạn con nhộng. Nó khá rẻ nhưng vẫn đủ không gian riêng tự, và trông cũng cực kỳ thú vị.
2. Cửa hàng 24/7 có thể giúp bạn trong gần như mọi tình huống
Konbinis là loại cửa hàng tiện lợi 24/7 có ở khắp mọi nơi tại Nhật. Bạn có thể mua nhiều món đồ khác nhau từ thức ăn nấu sẵn đến các sản phẩm và dịch vụ khác.
Không như nhiều cửa hàng bình thường, konbinis không chỉ bán đồ dùng cơ bản mà còn cho phép bạn photocopy, nhận hay gửi hàng hóa, thanh toán hóa đơn, mua vé máy bay, vé concert.
Các cửa hàng còn có lò vi sóng cho bạn hâm nóng thực phẩm bạn mua ở đây và còn tặng bạn gia vị và khăn giấy miễn phí. Nếu đang đi ngoài đường và cần đi vệ sinh, bạn cũng có thể sử dụng nhà vệ sinh ở các konbinis, chúng luôn miễn phí và sạch sẽ.
3. Để không tốn quá nhiều tiền cho các sản phẩm cơ bản, hãy mua ở cửa hàng đồng giá 100 yên
Còn một loại cửa hàng khác mà bạn có thể mua đủ loại mặt hàng đồng giá 100 yên (hơn 20.000 đồng). Bạn có thể mua đồ ăn vặt, mỹ phẩm, đồ chơi, quần áo, giày dép, đồ lưu niệm, chất tẩy rửa và hàng tá thứ khác.
Chất lượng các sản phẩm cũng khá tốt so với giá thành sản phẩm. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các cửa hàng 100 yên được học sinh nước ngoài và du khách có ví tiền hạn hẹp ưa chuộng bởi đây là cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền với những khoản chi tiêu cơ bản.
4. Khi mua đồ, đừng quên tiền thuế
Khi mua đồ ở Nhật Bản, bạn nên nhớ giá có thể chưa cộng cả tiền thuế (hiện tại là 8% và sang năm 2019 sẽ tăng lên 10%). Vì vậy hãy cẩn thận để tránh hiểu nhầm khi thanh toán hóa đơn.
Ngoài ra ở Nhật Bản có khá nhiều cửa hàng miễn thuế. Bạn có thể tìm tại đây: https://tax-freeshop.jnto.go.jp/eng/index.php.
5. Sẵn sàng tinh thần cởi giày trước khi bước vào nhà, đền chùa hay những nơi khác
Trước khi bước vào nhà người Nhật bạn luôn phải nhớ cởi giày. Tương tự ở các khách sạn Nhật Bản truyền thống, đền chùa, trung tâm cộng đồng, trường học, một số quán ăn. Lần đầu đến một nơi nào đó hãy nhìn xem có biển chỉ dẫn yêu cầu cởi giày hay không nhé.
Ngoài ra bạn không được đi giày vào đền chùa, nhưng đi chân đất cũng bị cấm. Vì vậy hãy mang tất vào nhé.
6. Nếu bạn định ở Nhật một thời gian dài, hãy mang theo "bộ dụng cụ khẩn cấp" phòng khi gặp thời tiết xấu
Nếu đến quốc gia này, bạn nên chuẩn bị tinh thần cho những thảm họa thiên nhiên như động đất, bão. Nhiều người Nhật thường có bộ dụng cụ khẩn cấp phòng khi thảm họa xảy ra như hình trên.
Tất nhiên không ai hi vọng những điều đó xảy ra, nhưng tốt nhất bạn cũng nên có sự chuẩn bị.
7. Ở mọi khu dân cư đều có đồn cảnh sát 24/7 (KOBAN), nơi bất kỳ du khách nào cũng có thể đến xin giúp đỡ
Hệ thống đồn cảnh sát ở Nhật được gọi là KOBAN. Nhiệm vụ của cảnh sát không chỉ là giữ trật tự.
Ngoài ngăn chặn tội phạm cảnh sát còn giúp người dân tìm địa chỉ, tìm xe, giúp người say xỉn về được nhà. Họ cũng trả lại đồ mất và giấy tờ cho người dân vì bình thường người Nhật sẽ không lấy đồ không thuộc về họ. Vì vậy rất nhiều người sẽ mang bất cứ thứ gì họ nhặt được đến KOBAN gần nhất.
8. Điều quan trọng nhất cần nhớ khi ở Nhật là nguyên tắc "không làm phiền"
Người Nhật không thích làm phiền người khác. Thời xưa, người Nhật phải sống trong những lãnh địa nhỏ và không có đủ không gian cho tất cả mọi người. Vì vậy họ quen với việc không làm phiền, gây rắc rối cho nhau.
Điều này có nghĩa là có rất nhiều quy tắc người Nhật thường làm theo.Ví dụ, người Nhật không nói chuyện qua điện thoại quá ở nơi công cộng. Trong trung tâm thương mai, bạn có thể thấy tấm biển cấm một người nằm trên ghế sô pha quá lâu.
Vì vậy, khi ở Nhật, bạn không nên chỉ nghĩ cho bản thân mà còn phải nghĩ cho cả những người bạn không quen biết.
(Tham khảo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 8 điều độc đáo ở Nhật khiến bất kỳ du khách nào cũng phải ngạc nhiên khi đến lần đầu tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].