Chất đạm đóng vai trò quan trong ở da, cơ, enzyme và các hormone và ở trong các tế bào của cơ thể. Vì thế, thiếu chất đạm có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe. Sau đây là những dấu hiệu có thể bạn đang thiếu chất đạm trong người.
1. Chứng phù
Chứng phù được định nghĩa là da bị sưng phồng lên, một triệu chứng phổ biến của tình trạng kwashiorkor (một dạng thiếu chất protein). Các nhà khoa học cho rằng đó là do con gười thiếu albumin, một chất protein thừa trong máu hoặc huyết tương.
Một trong những chức năng chính của albumin đó là duy trì áp lực keo, một dạng áp suất thẩm thấu trong tuần hoàn máu. Albumin sẽ ngăn lượng dung dịch thừa từ các tế bào. Khi nồng độ albumin thấp, tình trạng thiếu chất đạm xảy ra dẫn đến áp lực keo ít và gây phù.
2. Bệnh gan nhiễm mỡ
Một triệu chứng khác của tình trạng kwashiorkor đó là bệnh gan nhiễm mỡ gây viêm, xơ gan và có thể dẫn đến suy gan.
Gan nhiễm mỡ thường xuất hiện ở những người béo phì cũng như uống quá nhiều rượu. Các nhà khoa học cho rằng đó là do rối loạn chuyển hóa protein gọi là lipoproteins.
3. Vấn đề về da, tóc và móng
Thiếu chất đạm cũng có thể dẫn đến những vấn đề về da, tóc và móng. Những bộ phận này hầu hết được cấu tạo bởi protein. Ví dụ như ở trẻ em, khi thiếu chất đạm thì da rất dễ bị đỏ, nứt nẻ, bong tróc.
Ngoài ra, dấu hiệu thiếu chất đạm có thể biểu hiện qua tóc thưa, màu nhạt, rụng tóc hoặc móng có thể dễ gãy.
4. Dấu hiệu thiếu chất đạm điển hình: Mất cơ
Chất đạm đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cơ bắp. Vì thế, khi cơ thể không cung cấp đủ chất đạm, các cơ bắp có khả năng dần bị mất đi.
Ngay cả khi thiếu một ít protein thì nó cũng dẫn đến việc mất cơ, đặc biệt là ở người già.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người già không cung cấp đủ protein có thể khiến họ bị mất cơ trầm trọng.
5. Xương dễ gãy
Không chỉ ảnh hưởng đến cơ bắp, thiếu chất đạm còn dẫn đến vấn đề về xương. Nó có thể khiến xương bị yếu đi và tăng khả năng bị gãy.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu những người phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh có chế độ ăn giàu protein thường có ít nguy cơ bị rạn gãy xương hông hơn, thậm chí còn giảm đến 69% nguy cơ này.
Một cuộc nghiên cứu khác cho thấy bổ sung khoảng 20gram protein mỗi ngày trong nửa năm cũng có thể giảm khoảng 2,3% khả năng bị loãng xương.
6. Trẻ bị còi cọc, chậm lớn
Chất đạm không chỉ giúp duy trì cơ bắp khỏe mạnh, tránh loãng xương, nó còn cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Vì thế, nếu thiếu chất đạm, trẻ em cũng dễ bị còi cọc, chậm lớn.
Năm 2013, đánh giá khoảng 161 triệu trẻ em có nguy cơ bị chậm lớn và có liên quan đến nồng độ protein thấp.
7. Tăng khả năng bị viêm
Thiếu chất đạm còn có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Chức năng hệ miễn dịch yếu có thể làm tăng nguy cơ bị viêm, một dấu hiệu điển hình khi nồng độ protein trong cơ thể thấp.
Một cuộc nghiên cứu trên chuột cho thấy so với chế độ ăn cung cấp khoảng 18% chất đạm, một chế độ ăn chỉ có 2% protein có thể dẫn đến bệnh cúm nghiêm trọng.
8. Thèm ăn
Mặc dù chán ăn cũng có thể là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang thiếu chất đạm, nhưng thèm ăn cũng có thể là một tình trạng nhẹ khi cơ thể không đủ chất này trong cơ thể.
Khi chất đạm chưa được tiêu thụ đủ, cơ thể có xu hướng dự trữ protein bằng cách tăng cảm giác thèm ăn của bạn, đặc biệt thèm các thực phẩm giàu protein.
Hơn nữa, nhiều người còn có xu hướng thèm các thực phẩm giàu calo nhưng lại có nồng độ protein thấp. Do đó, những người thiếu protein có thể tăng cân và béo phì.
Cơ thể cần bao nhiêu chất đạm?
Mỗi người có một nhu cầu chất đạm khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng, cơ bắp, tuổi tác, hoạt động thể chất.
Có ý kiến cho rằng cân nặng là yếu tố quan trọng nhất quyết định bạn nên tiêu thụ bao nhiêu protein một ngày. Theo ước tính, bạn có thể ăn 0,8gram mỗi kg cân nặng cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng người già có thể tiêu thụ nhiều protein hơn.
Còn đối với các vận động viên có thể tiêu tụ nhiều chât đạm hơn, từ 1,2 - 1,4gram mỗi kg cân nặng cơ thể.
(Theo Healthline)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết 8 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang thiếu chất đạm tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].