Dưới đây là những điều các cha mẹ nên uốn nắn và giáo dục con nhỏ khi xem phim truyện cổ tích.
Phụ nữ tốt không có nghĩa phải đảm việc nhà
Nhiều phim cổ tích Disney như Nàng Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn, Cô Bé Lọ Lem, Người Đẹp Và Quái Vật,…
Các nhân vật chính diện trong truyện cổ tích thường đảm việc nhà, còn nhân vật phản diện thì vụng về, không biết làm gì.
Những phim này có thể khiến trẻ có suy nghĩ rằng phụ nữ tốt chỉ có sở thích chăm lo nhà cửa, trong khi đây là quan niệm sai lầm.
Hôn nhân không phải phần thưởng cao nhất, nó chỉ là một trong những viễn cảnh có thể xảy ra
Nhiều truyện cổ tích thường được xây dựng theo cấu trúc: rắc rối – giải quyết – phần thưởng.
Phần thưởng cho nhân vật nam có thể là tình yêu, công bằng, danh vọng, giàu sang,… trong khi phần thưởng cho nhân vật nữ thường sẽ là một đám cưới.
Tuy nhiên trong xã hội ngày nay hôn nhân không còn là mục tiêu duy nhất hay thước đo của sự trưởng thành. Phụ nữ có thể hướng đến nhiều mục tiêu khác trong cuộc sống.
Đôi khi chỉ chúng ta có thể tự cứu mình
Nữ diễn viên Keira Knightley từng chia sẻ với báo chí rằng cô không để con mình đọc hay xem phim truyện cổ tích về các nàng công chúa.
Cô không thích việc các nữ chính thường có vẻ vô dụng và chỉ trông chờ một người đàn ông xuất hiện và cứu vớt họ.
Ví dụ, Lọ Lem vẫn tiếp tục phục vụ bà mẹ kế và không đấu tranh cho tự do của mình. Cô may mắn gặp được bà tiên tốt bụng và sau đó được hoàng tử giải cứu. Nhưng trong thực tế điều đó có lẽ không xảy ra.
Cô cũng chia sẻ cho con gái xem Moana và Frozen.
Bạn mới là người quyết định ai sẽ hôn bạn
Nữ diễn viên Mỹ Kristen Bell cho rằng cái kết của Nàng Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn cần phải xem xét lại.
Kristen cảm thấy thật kỳ quặc khi hoàng tử tự ý hôn một cô gái đang trong trạng thái mất ý thức.
Nữ diễn viên quan ngại rằng các bé gái sẽ cho rằng sự đồng thuận của họ trong mối quan hệ là điều không được coi trọng.
Không ai lắng nghe bạn không có nghĩa là bạn nên đánh mất tiếng nói của mình
Một truyện cổ tích cũng khiến các bà mẹ hiện đại quan ngại, đó là Nàng tiên cá
Nàng đã mạo hiểm đánh đổi tất cả chỉ vì chàng hoàng tử mà nàng chỉ gặp vài lần. Truyện gốc cũng có kết thúc bị thảm khi nàng tiên cá hóa thành bọt biển và biến mất.
Các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu gia đình cũng quan tâm tới vấn đề này. Họ cho rằng việc đánh mất giọng nói để có được tình yêu của hoàng tử không phải hành vi tốt cho các bé gái học tập.
Không một cô gái khỏe mạnh bình thường nào có thể trông giống các nàng công chúa cổ tích
Nghiên cứu cho thấy các bé gái thường xuyên xem hoạt hình về các nàng công chúa có thể tự ti khi trưởng thành.
Nguyên nhân là bởi họ muốn trông giống nữ chính yêu thích, nhưng tỷ lẹ cơ thể bị lý tưởng hóa qua bàn tay của các họa sĩ là không thể nào có thật.
Do đó để trẻ nhỏ nhận ra điều này càng sớm càng tốt.
Khó có thể phân biệt người tốt với người xấu qua vẻ bề ngoài
Trong phim truyện cổ tích, các nhân vật chính diện thường có ngoại hình đẹp đẽ hơn nhân vật phản diện. Điều này có thể gây ra định kiến không đúng về ngoại hình.
Những bộ phim hoạt hình nào có thể coi là an toàn và phù hợp với trẻ?
Đó là những phim hoạt hình dạy trẻ kết bạn, giúp đỡ người yếu, biết yêu thương, quyết tâm, dạy trẻ về hệ thống xã hội và các bài học cuộc sống theo cách trẻ con có thể hiểu được.
Các bộ phim này loại bỏ những yếu tố khiến trẻ hình thành định kiến sai lệch mà nhiều người ở thế hệ chúng ta đã mang suốt cuộc đời.
Dưới đây là một số phim phù hợp với trẻ nhỏ:
- Đi tìm Dory (6 tuổi +)
- Moana (6 tuổi +)
- Kungfu Panda (0 tuổi +)
- Zootopia (6 tuổi +)
- Toy Story (6 tuổi +)
- WALL-E (0 tuổi +)
- Inside Out (6 tuổi +)
- Coco (12 tuổi +)
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 7 thông điệp nguy hiểm từ các truyện cổ tích nổi tiếng ảnh hưởng xấu tới trẻ nhỏ tại chuyên mục Dạy con của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].