Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy người khác đang vượt qua những giới hạn của bạn và cách giải quyết.
1. Bạn nhận được những thứ bạn không đòi hỏi
Điều quan trọng là bạn phải được lắng nghe và thấu hiểu. Ví dụ bạn và người yêu đã đồng ý tiết kiệm tiền và không mua quà đắt đỏ. Đây là một phần quan trọng để có mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau với ai đó.
Ban có thể sẽ cảm thấy tội lỗi nếu không trân trọng những món quà đó. Nhưng bạn cần làm rõ lại cảm xúc của mình và nói cho người khác biết rằng bạn không đồng ý điều này.
2. Bạn biện hộ cho hành động của họ
Bạn tự nói những câu như "Anh ấy làm vậy chỉ vì đang bị áp lực quá", "Cô ấy lấy mình làm trò cười, nhưng mình biết cô ấy yêu mình",... đó là việc không tốt.
Bạn cần nhận ra những hành động vượt ranh giới và nói cho đối phương biết bạn không thích hành động đó.
Bạn cần đặt giới hạn bằng cách giao tiếp về hậu quả của hành động, chẳng hạn như: "Tôi sẽ không vui nếu bạn làm vậy" hoặc "Nếu bạn cứ tiếp tục, bạn sẽ phải rời khỏi đây".
3. Bạn đổ lỗi cho chính mình khi mọi việc diễn ra không như ý muốn
Điều này thường xảy ra khi bạn gánh vác trách nhiệm của người khác. Ví dụ, bạn và gia đình tổ chức một bữa tiệc nhưng cuối cùng bạn phải tự mình làm mọi thứ. Khi bữa tiệc diễn ra không như ý, bạn tự trách bản thân mình không đủ tốt.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng bạn không phải là người duy nhất chịu trách nhiệm cho bữa tiệc và có lẽ nó không thành công vì không ai giúp bạn.
Đừng gánh vác trách nhiệm của người khác - hãy xác định phần việc của bạn và thực hiện đúng những việc cần làm.
4. Quyết định của bạn không được xem xét
Bất cứ ai từ người yêu đến thành viên trong gia đình đều có thể làm bạn bị tổn thương. Ví dụ: bạn trai có thể thúc giục bạn, ép bạn làm những việc mà bạn không thoải mái, hoặc gia đình bạn không lắng nghe khi bạn phản đối việc gì.
Trong trường hợp này, hãy cho mọi người biết rằng bạn không hài lòng. Hãy dùng cách nói như: "Cách này không hiệu quả với tôi" hoặc "Tôi không hài lòng với điều này".
5. Bạn cảm thấy tội lỗi vì làm người khác thất vọng
Điều này có thể thấy rõ trong tình huống bạn đã lên kế hoạch cho một buổi tối "trốn con" đi chơi nhưng chồng bạn liên tục gọi điện và nói rằng các con nhớ bạn, điều đó khiến bạn cảm thấy tội lỗi khi không ở nhà.
Nhưng hãy nhớ rằng đây là kỳ nghỉ của bạn và chồng bạn có trách nhiệm cho bạn thời gian nghỉ ngơi.
Hãy thiết lập ranh giới vững chắc của bạn để bạn có thể tập trung vào việc riêng của mình và chồng bạn sẽ phải tự giải quyết vấn đề của anh ta.
6. Bạn thường cảm thấy khó chịu sau thời gian ở họ
Điều này có thể xảy ra khi bạn đi ngược lại giá trị và mong muốn của chính mình, vì cảm xúc của bạn không được người khác coi là quan trọng.
Điều quan trọng đầu tiên là phải hiểu tại sao bạn lại cảm thấy tức giận để sau đó bạn có thể thiết lập giới hạn bằng cách cho họ biết cảm giác của bạn.
Hãy nhất quán, kiên định với giới hạn đã đặt ra, về việc nào ổn hay không ổn đối với bạn.
7. Bạn nhận thấy họ không chịu trách nhiệm về hành động của mình
Bạn cảm thấy nghi ngờ chính mình vì người kia làm mọi chuyện để phủ nhận hành động của họ.
Đây là một dấu hiệu của "gaslighting", một hình thức lạm dụng tâm lý hoặc cảm xúc, trong đó kẻ lạm dụng sử dụng thông tin bị bóp méo, thiếu sự thật khiến nạn nhân ban đầu lo lắng, bối rối rồi dẫn đến nghi ngờ suy nghĩ, giá trị, trí nhớ, óc phán đoán của mình và mất dần đi cảm nhận về thực tế.
Điều quan trọng là phải làm rõ giới hạn của mình và điều gì sẽ xảy ra nếu người khác phá vỡ những hành động đó.
(Theo BS)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 7 dấu hiệu bạn đang bị người khác thiếu tôn trọng tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].