Kim tự tháp Giza, Ai Cập
Ban đầu, khi mới xây dựng, các kim tự tháp Ai Cập được bao phủ bởi một lớp phản chiếu ánh sáng được làm từ đá vôi trắng bóng loáng.
Mục đích của việc này là biến chúng thành một cảnh tượng rực rỡ, hùng vĩ. Có thể nhìn thấy từ những ngọn núi của Israel hoặc thậm chí từ ngoài không gian.
Đáng tiếc là trong trận động đất mạnh năm 1301, lớp đá này đã bị phá hủy. Sau đó, nó được dùng để khôi phục các tòa nhà ở Cairo sau khi thành phố bị người Ả Rập tàn phá trong thế kỷ 12 và tránh rơi vào bàn tay của Thập tự chinh.
Nhà thờ Sagrada Familia, Tây Ban Nha
Nhà thờ nổi tiếng này được bắt đầu xây dựng năm 1882, theo tính toán của kiến trúc sư Antoni Gaudis, việc xây dựng sẽ mất 3-4 thế kỷ bằng cách sử dụng công nghệ có sẵn vào cuối thế kỷ 19.
Theo quyết định của những người quản lý, kinh phí xây dựng nhà thờ này sẽ sử dụng các khoản quyên góp của giáo dân. Rất may, nhờ vào sử dụng công nghệ, nhà thờ này sẽ dự kiến hoàn thành vào năm 2026 - gần như chính xác 100 năm sau cái chết của kiến trúc sư tài ba này.
Đấu trường La Mã, Ý
Đấu trường La Mã nổi tiếng thế giới này được xây dựng vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Hơn một ngàn năm sau, công trình này dường như vẫn giữ được nguyên những nét tráng lệ ban đầu của nó.
Giữa thế kỷ 14, một trận động đất mạnh ở Rome đã khiến đấu trường sụp đổ một phần, nhất là ở phía nam. Sau đó, đấu trường La Mã được xem là một nguồn vật liệu xây dựng cho các công trình mới, mặc dù có những thử nghiệm không thành công nhưng nó vẫn là một điều kỳ diệu của thế giới kiến trúc.
Tháp Ấn Độ
Tháp Ấn Độ là một tòa nhà chọc trời rất cao, được xây dựng ở Mumbai. Người ta nghĩ nó sẽ là tòa nhà cao thứ hai trên thế giới sau Burj Khalifa ở Dubai (UAE). Tuy nhiên, đến năm 2011, tòa nhà này đột ngột bị ngừng xây dựng không rõ lí do.
Parthenon, Hy Lạp
Parthenon là công trình nổi tiếng hàng đầu thế giới, một ngôi đền được xây dựng bởi người Hy Lạp cổ đại cho Nữ thần Athena trên đất của thành Athens. Lịch sử của công trình này rất phức tạp.
Trong nhiều trận chiến, ngồi đền phải chịu nhiều sự trả thù của những tên bạo chúa tàn nhẫn, những nỗ lực tái thiết, các cuộc tấn công quân sự, cướp bóc, hỏa hoạn, đấu sung... từng biến đổi thành một nhà thờ Thiên chúa giáo và sau đó là một nhà thờ Hồi giáo. Đến giờ, ngôi đền vẫn trong tình trạng bị phá hủy một phần. Để nhắc nhớ lịch sử, người ta quyết giữ lại nó với tình trạng như vậy.
Burj Al Alam, UAE
Burj Al Alam là tên của dự án tòa nhà chọc trời cao 510 mét và có hình dáng như bông hoa pha lê đang nở. Đáng lẽ nó hoàn thành vào năm 2009, nhưng do nguyên nhân khủng hoảng toàn cầu nên nó đã bị đình chỉ và bị bỏ hoang vào năm 2013.
Unity Tower, Ba Lan
Tháp Unity được hình dung như một văn phòng khu vực cho Hiệp hội Kỹ thuật Ba Lan. Nó được khởi công năm 1975 nhưng do vấn đề về kinh tế nên đã bị dừng sáu năm sau đó.
Từ đó, tòa nhà này bị bỏ hoang và đứng đó như một lời nhắc nhở buồn rầu về một thời đại đã qua.
Theo Viettimes
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 7 bí mật đằng sau những di tích nổi tiếng nhất thế giới, vì sao nhiều công trình bị bỏ hoang? tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].