Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

6 tác dụng của hoa cúc chi với sức khỏe bạn nên biết

Hoa cúc chi được biết đến là loài hoa thường được để trang trí vào ngày tết. Ngoài ra, hoa cúc chi còn là một loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về hoa cúc chi và tác dụng của chúng qua bài viết dưới đây nhé.

1 Hoa cúc chi là gì?

Hoa cúc chi (Chrysanthemum indicum L.) hay còn gọi là kim cúc là một loại cây lâu năm có nguồn gốc từ Đông Á. Thân hoa cúc chi có thể cao tới 60 cm với các lá xẻ sâu và có mùi thơm đặc trưng. 

Hoa cúc chi thường được trồng ngoài trời, dưới ánh sáng mặt trời với đất ẩm và nở từ tháng 8 đến tháng 10. Lá cúc chi được dùng để pha trà thảo mộc, còn đầu hoa có mùi thơm nồng được ngâm và dùng làm gia vị trong các món ăn châu Á.

Cho đến nay, hoa cúc chi đã được phân lập với hơn 190 thành phần hóa học như flavonoid, terpenoid, phenylpropanoid và axit phenolic. Từ đó, mang lại nhiều đặc tính dược lý cho sức khỏe như chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, điều hòa miễn dịch và bảo vệ gan,...

Hoa cúc chi (Chrysanthemum indicum L.) là một loại cây lâu năm có nguồn gốc từ Đông Á

Hoa cúc chi (Chrysanthemum indicum L.) là một loại cây lâu năm có nguồn gốc từ Đông Á

2 Các tác dụng của hoa cúc chi đối với sức khỏe

Kháng viêm

Một nghiên cứu cho thấy flavonoid trong chiết xuất hoa cúc chi có tác dụng ức chế hoặc làm giảm hoạt động của các chất trung gian gây viêm.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2009 cho rằng chiết xuất ethanolic từ hoa cúc chi là một chất chống viêm hiệu quả trong bệnh viêm da. Từ đó, nghiên cứu cũng gợi ý rằng chiết xuất hoa cúc chi có tiềm năng điều trị trong nhiều loại bệnh về da liên quan đến miễn dịch.

Chiết xuất ethanolic từ hoa cúc chi là một chất chống viêm hiệu quả trong bệnh viêm da

Chiết xuất ethanolic từ hoa cúc chi là một chất chống viêm hiệu quả trong bệnh viêm da

Tiêu đờm, giảm ho

Nhờ đặc tính kháng viêm, hoa cúc chi có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại gây ra các bệnh cảm cúm thông thường. Đồng thời, giúp tiêu đờm, giảm ho và hỗ trợ trong các bệnh viêm phế quản và viêm đường hô hấp trên.

Nhờ đặc tính kháng viêm, hoa cúc chi có thể giúp tiêu đờm, giảm ho

Nhờ đặc tính kháng viêm, hoa cúc chi có thể giúp tiêu đờm, giảm ho

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Apigenin trong hoa cúc chi có khả năng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư. 

Nghiên cứu năm 2022 phát hiện ra rằng chiết xuất ethanol và n-hexane của hoa cúc chi có hoạt động chống ung thư trong các dòng tế bào bằng cách tăng quá trình apoptosis, chống oxy hóa và giảm sự tăng sinh tế bào.

Một nghiên cứu năm 2013 cũng cho thấy chiết xuất hoa cúc chi có thể ức chế sự kích hoạt bộ chuyển đổi tín hiệu và bộ kích hoạt đường truyền tín hiệu phiên mã 3 (STAT3) trong các tế bào khối u DU145 và U266 gây ung thư tuyến tiền liệt ở người.

Apigenin trong hoa cúc chi giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển các tế bào ung thư

Apigenin trong hoa cúc chi giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển các tế bào ung thư

Kiểm soát đường huyết 

Hoa cúc chi chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, flavonoid và phenol có liên quan đến việc cải thiện quá trình chuyển hóa glucose. Từ đó, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm các nguy cơ bệnh lý liên quan đến tăng đường huyết.

Hơn nữa, đặc tính chống viêm của trà hoa cúc có thể giúp giảm bớt chứng viêm thường liên quan đến bệnh tiểu đường, thúc đẩy phản ứng insulin hiệu quả hơn.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số thành phần của hoa cúc có khả năng tăng cường kiểm soát lượng đường trong máu và làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Hoa cúc chi giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý

Hoa cúc chi giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý

Cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa

Trà hoa cúc chi có đặc tính kháng viêm nên rất tốt cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra, việc sử dụng hoa cúc còn giúp loại bỏ các rối loạn hệ tiêu hóa khác như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,...

Sử dụng trà hoa cúc có thể giúp loại bỏ các rối loạn hệ tiêu hóa

Sử dụng trà hoa cúc có thể giúp loại bỏ các rối loạn hệ tiêu hóa

Điều trị mất ngủ

Các hoạt chất trong hoa cúc chi có thể hỗ trợ làm dịu thần kinh, từ đó giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ cũng như có giấc ngủ sâu hơn. Ngoài ra, trà hoa cúc chi còn có thể giúp giải tỏa lo âu hiệu quả.

Vì thế, hoa cúc chi được khuyến cáo sử dụng cho những người mất ngủ hoặc xuất hiện những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ như đột ngột ngủ gật, có chu kỳ thức - ngủ không đều,....

Các hoạt chất trong hoa cúc chi có thể hỗ trợ làm dịu thần kinh, giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn

Các hoạt chất trong hoa cúc chi có thể hỗ trợ làm dịu thần kinh, giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn

Kháng khuẩn

Tinh dầu trong hoa cúc được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn cũng như các vi sinh vật khác. 

Do đó, mặc dù trong hoa cúc chứa rất ít tinh dầu nhưng khi kết hợp với các khoáng chất khác vẫn có hiệu quả trong việc chống nhiễm trùng.

Tinh dầu trong hoa cúc được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn

Tinh dầu trong hoa cúc được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn

Kiểm soát huyết áp

Trong Y học cổ truyền, trà hoa cúc được xem là một dược liệu giúp làm giảm và chống tình trạng tăng huyết áp. 

Một nghiên cứu năm 2021 nhận thấy chiết xuất hoa cúc chi có thể làm giảm huyết áp ở chuột tăng huyết áp tự phát. Flavonoid buddleoside trong hoa cúc chi có thể điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện chức năng hàng rào ruột, từ đó cải thiện chức năng nội mô mạch máu và cuối cùng là hạ huyết áp.

Chiết xuất hoa cúc chi có thể làm giảm và kiểm soát huyết áp

Chiết xuất hoa cúc chi có thể làm giảm và kiểm soát huyết áp

Bảo vệ gan

Một nghiên cứu cho rằng sử dụng viên nang chứa chiết xuất hoa cúc chi có thể làm giảm hoạt động AST và ALT huyết thanh với tổn thương gan do rượu ở chuột, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ gan.

Trong một nghiên cứu khác, flavonoid trong hoa cúc chi cũng được phát hiện là thành phần quan trọng nhất và đóng vai trò chính trong tác dụng bảo vệ đối với tổn thương gan cấp tính.

Flavonoid trong hoa cúc chi đóng vai trò chính trong tác dụng bảo vệ tổn thương gan cấp tính

Flavonoid trong hoa cúc chi đóng vai trò chính trong tác dụng bảo vệ tổn thương gan cấp tính

3 Cách sử dụng hoa cúc chi đúng cách an toàn và hiệu quả

Hoa cúc chi có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên khi kết hợp với bất kỳ phương pháp điều trị bằng thảo dược nào khác, bạn nên kết hợp từ từ với 1 hoặc 2 cốc mỗi tuần để xác định việc uống trà hoa cúc sẽ ảnh hưởng đến cơ thể không. 

Trà hoa cúc có thể được bán sẵn tại nhiều siêu thị, cửa hàng tạp hóa ở dạng đóng hộp hoặc đóng chai, có thể chứa thêm đường. Do đó, khi lựa chọn, bạn nên kiểm tra thông tin dinh dưỡng để đảm bảo không tiêu thụ nhiều đường hoặc calo hơn dự kiến mà vẫn nhận được lợi ích từ vitamin và khoáng chất có trong trà hoa cúc.

Nên kết hợp từ từ 1 hoặc 2 cốc trà hoa cúc mỗi tuần để xác định ảnh hưởng đối với sức khỏe

Nên kết hợp từ từ 1 hoặc 2 cốc trà hoa cúc mỗi tuần để xác định ảnh hưởng đối với sức khỏe

4 Liều dùng cúc hoa chi

Liều lượng hoa cúc chi khi sử dụng phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng và một số điều kiện khác. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng hoa cúc với liều từ 9 - 15g dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Bạn có thể sử dụng hoa cúc với liều từ 9 - 15g dưới dạng thuốc sắc

Bạn có thể sử dụng hoa cúc với liều từ 9 - 15g dưới dạng thuốc sắc

5 Một số bài thuốc có sử dụng cúc hoa chi

Bài thuốc chữa ho, sốt, cảm mạo

Kết hợp 6g hoa cúc chi, 6g lá dâu cùng 4g mỗi loại dược liệu sau liên kiều, bạc hà, cam thảo, cát cánh. Đem hỗn hợp dược liệu  sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Hoa cúc chi có thể sử dụng trong bài thuốc chữa ho, sốt, cảm mạo

Hoa cúc chi có thể sử dụng trong bài thuốc chữa ho, sốt, cảm mạo

Bài thuốc chữa hoa mắt, chóng mặt, mắt khô tròng

Để chữa hoa mắt, chóng mặt, mắt khô tròng, bạn có thể sử dụng bài thuốc Tang cúc ẩm gia giảm với sự kết hợp của các loại dược liệu gồm 8g hoa cúc chi, 12g lá dâu, 8g hạnh nhân, 8g cát cánh, 6g liên kiều, 4g mỗi vị bạc hà, đạm trúc diệp, cam thảo. Mang tất cả dược liệu sắc uống trong ngày.

Hoa cúc kết hợp các dược liệu khác giúp chữa hoa mắt, chóng mặt, mắt khô tròng

Hoa cúc kết hợp các dược liệu khác giúp chữa hoa mắt, chóng mặt, mắt khô tròng

Bài thuốc chữa hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ, mũi tắc

Để chữa hoa mắt, chóng mặt, mắt khô tròng, bạn có thể sử dụng bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn với sự kết hợp của các loại dược liệu gồm 12g cúc hoa vàng, 20g kỷ tử, 32g thục địa, 16g sơn thù, 16g hoài sơn, 12g đan bì, 12g phục linh, 12g trạch tả. 

Mang tất cả dược liệu đem sấy khô, tán nhỏ, luyện với mật và vo thành viên to bằng hạt ngô. Sau đó sử dụng 16 - 20 viên mỗi lần, ngày uống 3 - 4 lần.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đem hỗn hợp dược liệu sắc uống, tuy nhiên lượng cần giảm bớt 1/6 mỗi vị.

Hoa cúc có thể sử dụng trong bài thuốc chữa mắt đỏ

Hoa cúc có thể sử dụng trong bài thuốc chữa mắt đỏ

Bài thuốc chữa nhọt ống tai ngoài

Sử dụng 12g cúc hoa vàng, 16g mỗi vị gồm kim ngân hoa, bồ công anh, sài đất, kê huyết đằng, 8g chi tử, 12g mỗi vị gồm hoàng liên và sinh địa. Mang hỗn hợp đem sắc uống giúp điều trị nhọt ống tai ngoài. 

Nhọt ống tai ngoài có thể điều trị bằng hoa cúc kết hợp với các dược liệu khác

Nhọt ống tai ngoài có thể điều trị bằng hoa cúc kết hợp với các dược liệu khác

Bài thuốc chữa cảm sốt

Cúc hoa vàng và địa liền, mỗi vị 5g kết hợp với 20g mỗi vị sau cúc tần, lá tre, kinh giới, tía tô, cát căn và 30g bạc hà. Có thể sử dụng dạng thuốc bột hoặc thuốc viên, mỗi lần 4 - 6g, ngày uống 2 lần.

Hoa cúc có thể điều trị cảm sốt khi kết hợp với các dược liệu khác

Hoa cúc có thể điều trị cảm sốt khi kết hợp với các dược liệu khác

Bài thuốc chữa cảm phong hàn

Để chữa cảm phong hàn. bạn có thể sắc uống hỗn hợp dược liệu gồm:

  • Bài thuốc 1: 5g cúc hoa vàng, 5g địa liền, 20g mỗi vị gồm kinh giới, bạc hà, tía tô, thục địa, hạt thảo quyết minh. Sắc uống trong 1 ngày. Mỗi tuần uống 5 thang, sử dụng từ 1 - 2 tháng giúp chữa cảm phong hàn.
  • Bài thuốc 2: 12g mỗi vị gồm cúc hoa vàng, thương truật, kỳ tử, đại táo, chỉ từ, hoàng cầm, long nhãn, viễn chí cùng 8g xác ve sầu. Sắc uống trong 1 ngày. Mỗi tuần uống 5 thang, sử dụng từ 1 - 2 tháng giúp chữa cảm phong hàn.

Bài thuốc chữa cảm phong hàn có thể dùng vài vị thuốc khác và hoa cúc

Bài thuốc chữa cảm phong hàn có thể dùng vài vị thuốc khác và hoa cúc

Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh

Bạn có thể điều trị suy nhược thần kinh bằng 2 bài thuốc sau:

  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang thuốc gồm 12g cúc hoa vàng, 16g sài hồ cùng 12g mỗi vị chi tử, mạn kinh táo nhân và bá tử nhân.
  • Sử dụng cúc hoa vàng, sài hồ mỗi vị 12g, 8g bạch thược, 8g bạch truật, 8g hương phụ kết hợp với 3g cam thảo, 6g mỗi vị gồm tiêu khương, viễn chí và bạch linh. Mang hỗn hợp dược liệu đi sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

Bạn có thể điều trị suy nhược thần kinh bằng hoa cúc

Bạn có thể điều trị suy nhược thần kinh bằng hoa cúc

Bài thuốc chữa can âm hư

Can âm hư thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch ở người già, suy nhược thần kinh. Can âm hư có thể được điều trị khi sắc uống thang thuốc gồm 8g cúc hoa vàng, 12g mỗi vị kỷ tử, hà thủ ô, thục địa, đỗ đen sao, sa sâm, 8g tang thầm, 8g mạch môn và 8g long nhãn, mỗi ngày 1 thang.

Hoa cúc được kết hợp trong bài thuốc chữa can âm hư

Hoa cúc được kết hợp trong bài thuốc chữa can âm hư

6 Lưu ý khi sử dụng hoa cúc chi

Hoa cúc chi là một dược liệu tốt, mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên khi sử dụng cũng vẫn cần lưu ý:

  • Không sử dụng hoa cúc chi khi bụng đói, nên sử dụng sau bữa ăn. Đôi khi có thể sử dụng trước bữa ăn nếu kết hợp với các vị thuốc khác. 
  • Thận trọng khi sử dụng cho những người có cơ địa mẫn cảm với các loại hoa, phấn hoa hoặc tinh dầu.
  • Không kết hợp hoa cúc chi trong khi đang điều trị với các loại thuốc chống trầm cảm, chống đông máu vì có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc này. 
  • Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú. 
  • Không sử dụng hoa cúc chi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Trong một ngày chỉ nên dùng với liều được chỉ định, không nên dùng quá nhiều vì có thể gây ra ngộ độc. 
  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Không sử dụng hoa cúc chi khi bụng đói, nên sử dụng sau bữa ăn

Không sử dụng hoa cúc chi khi bụng đói, nên sử dụng sau bữa ăn

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về hoa cúc chi, công dụng đối với sức khỏe cũng như các bài thuốc có thể sử dụng hoa cúc chi. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính