Nữ bá tước ma cà rồng
Elizabeth Bathory (1560 – 1614) là nữ bá tước thuộc dòng họ ở Hungary, bà nổi tiếng xinh đẹp và tàn ác. Đây là một trong những người phụ nữ giết người nhiều nhất trong lịch sử đến thời điểm hiện nay.
Elizabeth Bathory đã bắt và làm hại rất nhiều những cô gái trong vùng, những nạn nhân tội nghiệp này bị trói chặt, hành hạ và lấy máu cho đến chết.
Bà ta dùng máu để uống và tắm với niềm tin rằng có thể trường sinh bất lão. Sở thích man rợ này khiến nhiều người tin rằng Elizabeth Bathory chính là nguyên mẫu xây dựng nên nhân vật Dracula trong tiểu thuyết cùng tên của văn sĩ Ireland Bram Stoker.
Nữ nhân viên cai ngục Irma Grese
Irma Grese sinh ngày 7/10/1923 ở Wrechen, bang Mecklenburg-Strelitz, Đức, là một nữ cai ngục ở trại tập trung Bergen-Belsen.
Người đàn bà này cực kỳ tàn ác, bà ta đã tra tấn và sát hại nhiều tù nhân theo nhiều phương thức cực kỳ man rợ. Một tù nhân may mắn sống sót đã viết lại trong cuốn hồi ký của mình rằng: "Grese luôn tự hào khi sự xuất hiện của mình đều mang tới nỗi kinh hoàng cho các tù nhân. Bà ta thường chọn các tù binh yếu ớt, đặc biệt là có khuôn mặt ưa nhìn để tống vào lò thiêu".
Năm 1945, với những tội ác ghê sợ của mình. Grese đã lĩnh án tử hình vì tội ác chống lại nhân loại. Người phụ nữ độc ác này bị xem là "quái vật của Belsen" thế kỷ 20.
Góa phụ đen
Nhắc đến cụm từ này, người ta lập tức nghĩ đến người phụ nữ được mệnh danh "dã man" nhất trong lịch sử. Mary Ann Cotton là một “cỗ máy” giết người, với danh sách nạn nhân gồm có: 8 người con đẻ của bà, 7 người con riêng của chồng, mẹ đẻ của bà, ba người chồng, một tình nhân và một người bạn xấu số.
Cách bà ta lựa chọn để giết người là dùng thạch tín, bởi bà ta biết rõ triệu chứng khi nhiễm độc là nôn mửa, tiêu chảy và mất nước. Các bác sĩ thời đó thường chẩn đoán các nạn nhân chết do bệnh đường ruột, một loại bệnh phổ biến của người nghèo thời đó.
Người đàn bà này giết người với mục đích chiếm đoạt tài sản của các ông chồng và tiền bảo hiểm của người thân. Năm 1873, người phụ nữ này bị tử hình bằng hình thức treo cổ.
Katherine Mary Knight
Katherine Mary Knight là người phụ nữ đầu tiên mang quốc tịch Úc bị tuyên án chung thân và không bao giờ được ân xá.
Người đàn này ưa thích bạo lực, ả từng có mối quan hệ với 4 người đàn ông khác nhau trong một thời gian ngắn. Đến tháng 2/2000, ả giết hại người tình John Charles Thomas Price bằng cách đâm 37 nhát dao lên khắp cơ thể nạn nhân rồi lột da để trang trí ở cửa sổ phòng khách.
Các bộ phận khác trên cơ thể của người đàn ông xấu số này bị ác phụ chế biến thành món ăn. Sau đó, cảnh sát đã phát hiện ra và ả ta phải trả giá cho tội ác tày trời của mình.
Sói cái vùng Buchenwald
Ilse Koch là nữ đao phủ nổi tiếng với biệt danh "quái thú Buchenwald" bởi thú vui giết hại các tù nhân một cách tàn độc. Ilse Koch sử dụng việc xăm mình để phân loại tù nhân. Sau khi vết xăm liền sẹo, lên màu, nữ đao phủ sẽ bắt tù nhân cở áo xem sản phẩm. Nếu nó đẹp, ngay lập tức tù nhân này sẽ bị giết hại, lột da để làm đồ lưu niệm như găng tay, ví...
Năm 1940, Ilse Koch đã thu thập được khoảng 250000 hình xăm, tương ứng với số người cô ta làm hại. Cuối cùng, Ilse treo cổ tự tử tại nhà tù nữ Aichach vào 1/9/1967.
Nữ sát thủ khét tiếng tại Mỹ
Người phụ nữ này mang trong mình dòng máu Na Uy, Belle Gunness (1859-1908) là một trong những nữ sát nhân hàng loạt khét tiếng nhất lịch sử nước Mỹ. Người phụ nữ tàn ác này từng giết 2 người chồng, nhiều bạn trai, 2 đứa con gái Myrtle và Lucy. Động cơ của những vụ giết người là chiếm đoạt tài sản và các khoản bảo hiểm của nạn nhân.
Người ta cho rằng, thực chất người đàn bà này đã giết 25 - 30 người trong nhiều thập kỷ. Năm 1908, người ta phát hiện thi thể không đầu của một phụ nữ trong nhà kho, cảnh sát xác minh đó chính là Belle Gunness, nhưng có nhiều nguồn tin cho rằng, đó chỉ là thế thân, và bà ta thực chất vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Thạch Thảo(tổng hợp)Bạn đang xem bài viết 6 người phụ nữ tàn độc nhất thế giới, chỉ nghe tên đã thấy sợ hãi tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].