Thành ngữ "nghèo rớt mồng tơi" nghĩa gốc của nó là "nghèo rớt vành tơi". Người đời đọc thành mồng tơi là vì đây là loại rau quen thuộc. Còn cái tơi là vật để dùng để che mưa gió. Nhưng nếu thanh mây cuốn thành cổ áo rơi ra thì vành tơi cũng rơi nốt. Nghèo rớt mồng tơi chỉ cái nghèo kiết xác, nghèo đến nỗi cái áo tơi cũng rơi ra luôn.
Trong việc chi tiêu hàng ngày, chúng ta thường sử dụng thành ngữ này để ví những người thiếu tiền. Sau đây là 6 nguyên nhân có thể khiến bạn luôn "cháy túi".
1. Sai lầm khi chi tiêu
Một trong những nguyên nhân khiến chúng ta cứ nghèo mãi đó là sai lầm trong việc chi tiêu.
Theo các chuyên gia, thứ nhất là chúng ta dành 50% ngân sách để chi trả cho việc thuê nhà cửa, ăn uống, đi lại, 20% là tiền trả nợ hoặc tiền tiết kiệm và 30% là tiền chi tiêu cho bản thân.
Thứ hai là nếu có vấn đề về tài chính, bạn phải đối mặt với nó và cần giải quyết nó triệt để chứ không để lâu, ví dụ nhu nợ nần, bạn cần phải có kế hoạch để trả càng sớm càng tốt vì nó có thể đẻ thêm lãi.
Thứ ba là bạn có thể ra ngoài đi chơi nhưng nên nhớ chỉ có thể chi tiêu trong 30% số tiền kiếm được bạn dành cho bản thân mà thôi.
2. Bạn lo lắng việc người khác nghĩ gì về mình
Một lý do nữa khiến chúng ta luôn nghèo đó là việc bận tâm quá về suy nghĩ của người khác về mình. Ví dụ như thu nhập của mình không cao lắm nhưng vẫn rất ăn diện, sang chảnh và có vẻ là dân chịu chơi, không thích mặc đồ thừa...
Mỗi khi bạn bè rủ rê là có thể có mặt ngay tức khắc, chi hết số tiền mình kiếm được. Bởi vì sợ người khác nghĩ mình ki bo, mình không có tiền, mình nghèo.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta nên biết cuộc họp nào nên tham gia, cái gì nên chi, cái gì không nên mua.
3. Lãng phí trong việc chi tiêu những thói quen không lành mạnh
Một trong những thứ "đốt tiền" nhanh nhất đó là thuốc, cờ bạc, rượu chè, chơi bời quán xá, nghiện game, cá độ.
Dù có người không có nhiều tiền, lương cũng chỉ ba cọc ba đồng nhưng thuốc lá ngày nào cũng hút, lúc nào cũng ghi lô đề để có thể tìm kiếm vận may.
Thế nên nếu muốn tiết kiệm tiền để trở nên giàu có hơn, bạn nên từ bỏ những thói quen xấu này.
4. Chi tiêu hết cả tiền 'kiếm thêm'
Hầu như chúng ta có thể kiếm thêm thu nhập bằng vài ba nghề khác nhau. Ví dụ như người viết bài thì họ có thể nhận thêm việc về nhà làm sau khi làm hết việc ở cơ quan. Có người còn tranh thủ kiếm thêm bằng cách đi sửa chữa các đồ gia dụng vào buổi tối, hay đi dạy thêm...
Tuy nhiên, khi có thêm thu nhập, chúng ta lại có thói quen tiêu cả số tiền đó, khiến cuối tháng mình đếm công thấy cũng nhiều, tất bật suốt ngày mà chẳng thấy... tiền đâu.
5. Dành thời gian cho những việc vô bổ
Vẫn có câu "thời gian là vàng là bạc" nhưng không phải ai trong chúng ta cũng dành hết thời gian để tập trung cho mục tiêu của mình.
Một số người dành thời gian để làm những việc vô bổ như chơi game, lướt mạng xã hội bình luận hết nhóm này nhóm nọ.
Trong khi nhiều người khác dành thời gian đó để làm việc kiếm tiền, tìm cách đầu tư kiếm thêm thu nhập, hay ít ra họ cũng dành thời gian học hành, tích lũy kiến thức.
6. Thói quen mua sắm
Một lý do nữa khiến chúng ta cứ mãi luôn "nghèo rớt mồng tơi" là vì thói quen mua sắm. Đó là việc chúng ta nghiện đi siêu thị, nghiện đi xem các hội chợ hoặc thích đi dạo vào dịp cuối tuần chỉ để... ngắm nghía.
Nhưng nói thật là nếu bạn đi ra đường, lạc vào những nơi mua sắm như vậy, kiểu gì bạn cũng sẽ phải "rút hầu bao" ra cho một vài thứ, mà đôi khi, những thứ đó đã quá thừa trong nhà, ví dụ như quần áo, giày dép, đồ chơi...
Thêm vào đó, chúng ta rất hay mua lẻ, nhưng chính mua theo lốc mới là tiết kiệm tiền. Vì thế, bạn nên mua những thứ theo lốc vừa được giảm giá, vừa giúp chúng ta hạn chế số lần đi chợ.
(Theo Breaking)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết 6 lý do khiến chúng ta mãi 'nghèo rớt mồng tơi' dù cố gắng đến mấy tại chuyên mục Nhịp sống Gia Đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].