6 lưu ý khi sử dụng bánh trung thu để tránh các nguy cơ không tốt cho sức khỏe

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra những lưu ý quan trọng khi sử dụng bánh trung thu để tránh các nguy cơ không tốt cho sức khỏe.

Một mùa Trung thu nữa lại về bánh trung thu đang ngập tràn trên khắp thị trường. Bánh trung thu không thể thiếu trong mỗi gia đình mỗi khi dịp trung thu về.

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra những lưu ý quan trọng khi sử dụng bánh trung thu.

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra những lưu ý quan trọng khi sử dụng bánh trung thu.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn...

Vỏ của các loại bánh trung thu cũng rất đa dạng tùy thuộc loại bánh truyền thống, bánh hiện đại hay một vài thương hiệu chuyên sản xuất khác,...

Cũng giống như vỏ bánh mà nhân bánh cũng đa dạng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen, trứng muối... đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường. ...

Do đó, bánh trung thu không chỉ có độ béo và ngọt rất cao mà còn chứa nhiều năng lượng. Vì vậy, việc sử dụng bánh trung thu nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và gia đình, đặc biệt với những người thừa cân - béo phì, tiểu đường, tim mạch, cũng như các bệnh mạn tính khác.

BS Hưng khuyến cáo, để có một mùa Trung thu an toàn, vui vẻ bên gia đình và người thân, tránh các nguy cơ không tốt cho sức khỏe, người tiêu dùng cần lưu ý:

1. Về hạn sử dụng: Sản phẩm phải có ngày sản xuất và hạn sử dụng, tốt nhất nên sử dụng sản phẩm mới xuất xưởng càng sớm càng tốt

2. Về nhãn mác: Sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng gồm có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng và bảo quản,...

3. Về chất lượng: Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không có mùi khác lạ. Không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

4. Về thành phần dinh dưỡng: Nên đọc thành phần dinh dưỡng để biết các thông tin về năng lượng, chất béo, chất bột đường,... có trong 1 bánh hay trong 100g bánh.

5. Về số lượng sử dụng: Nên ăn miếng nhỏ, ăn ít; đặc biệt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với các người bệnh tiểu đường, tim mạch, thừa cân - béo phì và đang mắc các bệnh mạn tính khác.

6. Nên đi khám tư vấn dinh dưỡng để có thể vừa ăn được bánh trung thu cùng gia đình, bạn bè mà không lo tăng cân hay rối loạn chuyển hoá.

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính