Có lẽ ai cũng biết đến lá tía tô, biết tía tô là loại rau có nhiều tác dụng nhưng những đại kỵ khi sử dụng loại lá này không phải ai cũng biết.
Dưới đây là 6 đại kỵ khi dùng lá tía tô:
1. Không dùng lá tía tô khi bị đi ngoài
Vì tía tô có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa, vì thế nếu cơ thể đang bị đi ngoài thì không nên dùng lá này, bởi nó sẽ khiến tình trạng tiêu chảy ngày càng nặng hơn.
2. Không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng
Tía tô có thể vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Thế nhưng theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, choáng váng, thở nông, táo bón, tiểu tiện đỏ…
Không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.
3. Không dùng lá tía tô khi ra nắng
Với những chị em khi sử dụng tía tô để làm đẹp hoặc sử dụng tinh dầu tía tô trên da, hãy cẩn trọng khi ra nắng. Vì thế, sau ít nhất 1 tiếng sử dụng mới có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là không được để ánh nắng chiếu trực tiếp vì sẽ làm da bạn sạm đi nhanh chóng.
4. Phụ nữ có thai không nên dùng
Phụ nữ có thai không nên dùng tía tô với số lượng lớn liên tục vì có thể làm tăng huyết áp của mẹ bầu. Lá tía tô tuy không gây hại nhưng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
5. Không dùng lá tía tô khi bị dị ứng
Lá tía tô có thể gây ra tình trạng dị ứng cho một số người, đặc biệt là với tinh dầu tía tô. Vì vậy, bạn nên thoa 1 lượng nhỏ trên da tay để xem phản ứng da ra sao trước khi sử dụng tinh dầu hoặc uống nước lá tía tô.
6. Không lạm dụng quá nhiều lá tía tô
Việc sử dụng nhiều tía tô dưới bất kì hình thức nào cũng đều gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: làm tăng huyết áp, tăng việc đổ mồ hôi, đầy hơi, chướng bụng… Đặc biệt là với những người đang có vấn đề về sức khỏe thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
V.LinhBạn đang xem bài viết 6 đại kỵ khi dùng lá tía tô mà các bà nội trợ chưa chắc đã biết tại chuyên mục Đời sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].